Đèn xi nhan là bộ phận quan trọng đối với xe máy khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra vấn đề thì bạn cần phải đấu lại đèn xe. Vậy nhưng bạn đã biết cách đấu đèn xi nhan xe máy chưa? Đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé.
Đèn xi nhan là gì?
Đèn xi nhan hay đèn báo rẽ là bộ phận không thể thiếu của xe máy, ô tô,…Công dụng của nó là để báo hiệu cho phương tiện khác biết được ta chuẩn bị rẽ bên nào. Bên cạnh đó, khi xin vượt lên trước, chuyển làn hay cảnh báo nguy hiểm thì ta vẫn dùng đèn xi nhan. Nhờ đó có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế va chạm với phương tiện khác.
Khi muốn bật đèn xi nhan thì chỉ cần gạt nút về bên mà bạn muốn rẽ. Thông thường, đèn xi nhan có màu vàng, phát ra tiếng hoặc không. Bạn nên lưu ý khoảng cách cần bật đèn xi nhan là 25 đến 30m trước khi rẽ hướng. Với ô tô thì đèn xi nhanh sẽ có màu đỏ và có tính năng tự động tắt xi nhan khi rẽ xong.
Những trục trặc của đèn xi nhan
Một số tình trạng rắc rối của xi nhan sau một thời gian dài sử dụng là:
– Một trong hai đèn xi nhan không phát sáng, không kêu khi đã bật đèn. Ngoài lỗi dây, giắc cắm thì bóng đèn hỏng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
– Cả hai đèn xi nhan không hoạt động. Khi đó, có thể cầu chì xi nhan hoặc công tắc đèn bị hỏng.
– Nếu thay bóng đèn xi nhan mới vẫn không hoạt động thì có thể là do ngắn mạch với dây cấp điện 12V đi đến xi nhan.
Nếu xe gặp trục trặc thì bạn nên biết các bước để đấu đèn xi nhan xe máy để tự sửa chữa tại nhà. Cùng theo dõi phần tiếp theo để hiểu thêm về trình tự các bước này nhé!
Hướng dẫn cách đấu đèn xi nhan xe máy
Nếu không phải là thợ sửa chữa chuyên nghiệp thì chắc chắn đấu đèn xi nhan xe máy thực sự là rắc rối. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp bạn đơn giản hoá việc này bằng 6 bước sau:
Bước 1: Nối các mối âm của xi nhan
Đầu tiên, nối xi nhan trước, sau, còi, đèn và đổi nguồn thành một mối. Nối dây âm với nhau, riêng dây âm còi thì cũng có thể nối dương còi.
Sau đó, nối xi nhan tương tự. Với xi nhan 12V của hãng Xmen thì phải đúng cực âm dương. Thực hiện cấp âm cho toàn bộ còi, xi nhan và đèn qua dây nguồn đầu ổ vuông. Cắm đầu này vào bình ắc quy, nguồn âm cấp trực tiếp vào nhánh chính. Nên cuốn băng dính khéo léo để nó không bị chập.
Bước 2: Đấu dây nguồn
Đấu dây nguồn tổng dương vào dây ổ khoá. Đây là một bộ chìa có hai khoá, hãy xoắn nó vào nhau. Nếu bật chìa khoá nấc 1 hoặc 2 thì điện đều phát ra. Lưu ý rằng, còi, xi nhan và đèn đều cần phải lấy dương ở sau ổ khoá thì nó mới hoạt động được.
Bước 3: Nối điện cho xi nhan
Hãy nối điện dương trong nguồn từ 48V-60V, nó tùy thuộc vào số trung bình. Sau đó, đấu trực tiếp dây đỏ vào bộ nguồn chuyển đổi. Tiếp đó, nó sẽ nhận được điện giải từ 36-72V.
+ Đầu vào phải là 36-72V với 3 bình, 6 bình nối tiếp, đầu ra 12V. Nó là dây vàng và đen, còn lại là đầu vào đỏ, đen.
+ Nếu cần lấy điện ra thì lấy dây vàng và đen.
Bước 4: Cấp dương qua công tắc
Cấp dương qua công tắc trên xe bằng một chiếc xe điện có sẵn. Việc này sẽ giúp cấp nguồn âm vào nguồn thực tiếp để thiết bị và cấp nguồn dương tổng vào ổ khoá. Sau đó, bạn vào bộ đổi nguồn để đổi sang loại điện 12V.
Bước 5: Nhận biết từng sợi dây
Một bộ xi nhan gồm có 7 sợi dây, đó là:
+ 2 dây công tắc còi.
+ 2 dây của công tắc đèn loại 1.
+ 3 dây của xi nhan chuyển sang 2 bên.
Bước 6: Đo thông mạch
Sau khi đo thông mạch xong thì chúng ta có thể biết được công tắc còi và đèn.
+ Dùng đồng hồ vạn năng để chuyển qua thang có vị trí thông mạch. Đặt 2 đầu và bấm thử còi để thông mạch.
+ Đấu một đầu xoắn, dây màu trắng và xanh vào công tắc đèn.
+ Phần còn lại thì nối với nguồn dương 12V, đây là nguồn sau của bộ làm chuyển đổi nguồn.
Cách đấu đèn xi nhan ô tô
Với ô tô thì các bước đấu đèn đơn giản hơn xe máy. Sau khi có cục nháy đèn thì lấy chân giữa cục chớp đem nối với 2 đèn xi nhan trên xe. Sau đó, cho phân cực từ cục chớp ra, 2 phần chân còn lại thì lấy bình đấu thử và kiểm tra chân âm và dương. Sau đó, nối dây sau của công tắc đèn là thắng tay có 2 dây. Khi dây nối vào bóp thắng sáng xi nhan thì là bạn đã nối đúng.
Trên đây là thông tin về xi nhan cũng như cách đấu đèn xi nhan xe máy. Khi hiểu được quy trình này, bạn hoàn toàn có thể chủ động sửa xe ở nhà để tiết kiệm chi phí. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thực hiện được công việc “nan giải” này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!