Bán hàng online là mô hình bán hàng được ưa chuộng và phổ biến nhất tại Việt Nam. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng sẽ bán hàng ra nước ngoài. Làm sao để có thể marketing sản phẩm và vận chuyển hàng ra nước ngoài mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Trong bài viết này, Omisell sẽ chỉ ra những các lưu ý khi bán hàng ra nước ngoài mới nhất.
Lợi ích khi bán hàng ra nước ngoài
Xu hướng của việc kinh doanh xuyên biên giới hay gọi cách khác là MMO (Make Money Online) đã nổi lên trong giai đoạn 2012 – 2014 với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Bên cạnh Dropshipping còn có các mô hình khác như Affiliate, FBA (Fulfillment by Amazon), POD (Print-on-demand),… được áp dụng nhiều người biết đến tại Việt Nam để bán hàng ra nước ngoài.
Những hình thức bán hàng xuyên biên giới đòi hỏi khá cao về yếu tố công nghệ, kết nối và đồng bộ dữ liệu để người bán nắm bắt thông tin kịp thời và đo lường hiệu quả buôn bán. Chi tiêu cho mua hàng online ở nước ngoài (thị trường Âu Mỹ) vô cùng cao, tạo ra nhóm người tiêu dùng đầy tiềm năng cho ngành bán hàng xuyên biên giới.
Thêm vào đó, hành vi trả trước nhận hàng sau tạo điều kiện thuận tiện cho người bán hàng ra nước ngoài. Các nền tảng bán hàng xuyên biên giới như Shopify, Amazon, eBay,… đều bắt buộc người mua chi trả trước bằng Visa hoặc cổng chi trả quốc tế khi đặt hàng. Phương thức thanh toán trả trước giúp giảm thiểu khả năng hủy đơn sản phẩm, từ chối nhận hàng, chuyển hoàn, hạn chế rủi ro cho người bán hàng ra nước ngoài.
Những lưu ý khi bán hàng ra nước ngoài
Đối tượng khách hàng
Việc xác định đối tượng khách hàng cực kỳ quan trọng bạn cần nghĩ tới trước tiên. Đối tượng khách hàng là người bản địa hay là người Việt Nam qua nước ngoài sinh sống. Việc bán ra nước ngoài liên quan đến văn hóa đặc biệt là rào cản ngôn ngữ.
Đa số doanh nghiệp, các nhà kinh doanh online sẽ lựa chọn bán cho người Việt tại thị trường nước ngoài. Nếu bạn tự tin về sản phẩm cũng như giải quyết được rào cản địa phương thì hãy mạnh dạn.
Lựa chọn sản phẩm
Việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh tùy thuộc vào quốc gia mà bạn muốn bán. Với lợi thế giáp biên giới với Trung Quốc, Việt Nam rất dễ dàng có được nguồn sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến giá thành.
Bạn có thể lựa chọn test thử bằng quảng cáo xem mức độ của thị trường trước khi nhập bán. Các yếu tố ảnh hưởng như văn hóa, rào cản ngôn ngữ, đời sống, chính trị và các rào cản hạn ngạch thương mại.
Một số gợi ý cho bạn như đối với thị trường Singapore bạn nên lựa chọn các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao cấp tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên của Việt Nam cũng được yêu thích tại thị trường nước ngoài.
Hoặc mô hình POD, dropshipping các sản phẩm áo thun, đồ in ấn tại Việt Nam bán ra thị trường Âu Mỹ vô cùng sôi động trong những năm qua cũng rất đáng để các nhà bán hàng thử sức
>>> Xem thêm: POD, Dropshipping là gì? Vì sao POD và Dropshipping là xu hướng mới phổ biến tại Việt Nam
Chi phí và tốc độ vận chuyển
Chi phí vận chuyển là yếu tố quan trọng tạo nên giá thành của sản phẩm. Đối với việc vận chuyển ra thị trường nước ngoài sẽ đội giá thành sản phẩm lên nhiều so với bán trong nước. Chuyển phát quốc tế cần giải quyết nhiều vấn đề hơn như thông quan và thời gian vận chuyển.
Tốc độ vận chuyển là khâu quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách. Việc vận chuyển hàng nhanh giúp tỷ lệ giao hàng thành công được cao hơn rất nhiều. Ngoài ra việc xử lý hàng hóa liên quan khi giao hàng không thành công cũng là yếu tố đáng lưu ý.
Đội ngũ bán hàng online ra nước ngoài và chăm sóc khách hàng
Đội ngũ bán hàng online thị trường nước ngoài yêu cầu cao hơn so với trong nước. Thường thì các doanh nghiệp sẽ chọn thuê ngoài, hoặc đội ngũ của mình tại nước mà họ đang bán. Chọn nhân viên bản địa sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như văn hóa, yếu tố vùng miền….
Chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng rất quan trọng. Điều này còn có quyết định tỷ lệ giao hàng thành công. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín giải quyết rất lớn đến vấn đề này. Sự hỗ trợ từ đơn vị vận chuyển quyết định lớn đến tỷ lệ giao hàng thành công.
Dòng tiền
Không như thị trường trong nước, dòng tiền các đơn hàng bán ra thị trường nước ngoài lâu hơn. Phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, nên dòng tiền tại thị trường này thường lâu hơn nên người kinh doanh tại thị trường nước ngoài nên tính toán kỹ.
Trên đây là những lưu ý khi bạn muốn kinh doanh, bán hàng ra nước ngoài. Hiện nay, kinh doanh online và quản lý bán hàng xuyên quốc gia càng ngày càng đơn giản hơn khi bạn sử dụng Omisell. Không chỉ giúp bạn quản lý bán hàng đa kênh, đa quốc gia mà còn giúp bạn mở rộng mô hình kinh doanh dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Phân biệt POD Dropshipping với POD và Dropshipping
>>> Kinh nghiệm bán hàng online: Cách nâng giá sản phẩm trên sàn Shopee
>>> 7 ý tưởng hay cho người chưa biết kinh doanh online gì bây giờ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!