Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội.
Lịch sử
Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.6
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (nay 5 đơn vị hành chính này thuộc thị xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc).7 . Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích tự nhiên với 335 người của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284 người của xã Tiên Dược.8 Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Địa lý
Sóc Sơn giáp thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông và đông bắc, về phía tây bắc giáp thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và phía nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội.
Hành chính
Huyện Sóc Sơn có thị trấn Sóc Sơn và 25 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu.
Đường phố
- Đa Phúc
- Khuông Việt
- Lưu Nhân Chú
- Núi Đôi
- Thân Nhân Trung
- Võ Nguyên Giáp
- Võ Văn Kiệt
Giao thông
Có tuyến quốc lộ 3, quốc lộ 2, một số tuyến tỉnh lộ, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái (quốc lộ 18) đi qua. Ở đây có sân bay quốc tế Nội Bài nằm ở phía tây quốc lộ 3.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi).
Du lịch
- Hồ Hàm Lợn: Núi Hàm Lợn là đỉnh núi cao nhất (khoảng 462m), nằm trên dãy núi Độc Tôn thuộc địa phận Sóc Sơn – Hà Nội, cách khoảng 40 km theo hướng đường cao tốc Nội Bài. Dưới chân núi Hàm Lợn là hồ Núi Bàu rất rộng, nước trong xanh, sạch, thích hợp để các phượt thủ hoặc nhóm pic-nic cắm trại qua đêm. Trong 1,2 năm trở lên đây, núi Hàm Lợn trở thành một địa chỉ khá nổi trong giới phượt
- Đền Sóc: đền thờ Thánh Gióng một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. sau khi đánh đuổi quân xâm lược ông đã phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, rồi quay chào bốn phía quê hương. Cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời, từ bấy đến giờ không còn thấy trở về dân gian. Từ đó hàng năm người dân tổ chức hội đền Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. Hiện nay, trên đỉnh núi Đá Chồng, Thành phố Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng Tượng đài Thành Gióng bằng đồng cao hơn 10 m, nặng gần 80 tấn. Người xưa có câu thơ về đền Sóc và Thánh Gióng:
Sóc Sơn là ngọn núi nàoCó ông Thánh Gióng bay vào trời xanh.
- Chùa Non: Chùa Non (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tích Ðền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Theo Thuyền Uyển Tập Anh và Ðại Việt Sử ký toàn thư, vị thiền sư đầu tiên trụ trì chùa này tên là Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền. Năm 971, được vua Ðinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Ðó là vị thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư. Lịch sử ghi nhận, vị Quốc sư này cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi chấn hưng đất nước. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra Thăng Long mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư (trải ba triều Ðinh – Lê – Lý).
Chùa Non được xây dựng lại, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, sẽ trở thành một trong những ngôi chùa to, đẹp nhất của Hà Nội. Pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối nặng 30 tấn, cao 6,50 m, nếu kể cả bệ đá, chiều cao hơn 8m được khởi công ngày 8-4 Tân Tỵ (2001) được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non.
Danh nhân
- Lê Văn Chụp
- Lê Văn Cừ
- Hoàng Văn Đồng, chính ủy Cảnh Sát Biển Việt Nam
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, chủ tịch Hội các nhà khoa học và chuyên gia người Việt tại Pháp (2011-2016), Chủ tịch Hội Tài chính quốc tế Việt Nam.
Tham khảo
(Nguồn: Wikipedia)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!