Gợi ý các quỹ của doanh nghiệp hot nhất hiện nay 2023

>>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

>>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

>>> Những điều doanh nghiệp cần phải biết từ ngày 01/7/2016

Bên cạnh các loại thuế, phí, mà doanh nghiệp phải nộp từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp cho đến khi đi vào hoạt động thì doanh nghiệp còn phải lập các loại quỹ. Vậy đó là những loại quỹ nào? Các quỹ này được thành lập như thế nào? Sử dụng các loại quỹ này khi nào? Mời các bạn xem hướng dẫn bên dưới:

1. Quỹ tiền lương

Cách thức thành lập:

Quỹ tiền lương được thiết lập dựa trên thang lương, bảng lương được xây dựng tùy theo quy chế của mỗi doanh nghiệp.

>>> Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương 2016

Cách sử dụng: Dùng để chi trả cho các khoản sau:

– Tiền lương cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế và các khoản phụ cấp thường xuyên như phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm và phụ cấp khu vực.

– Tiền lương cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất vì lý do khách quan, nghỉ phép.

– Các khoản phụ cấp thường xuyên khác như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp công tác lưu động, phụ cấp khác…

2. Quỹ công đoàn

Cách thức thành lập:

Quỹ công đoàn được thành lập dựa trên kinh phí công đoàn do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Cụ thể là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng, trong đó, người lao động chịu 1% và người sử dụng chịu 1%.

Cách sử dụng:

Quỹ công đoàn được sử dụng để chi các khoản sau:

– Chi lương, phụ cấp cho cán bộ công đoàn.

– Chi quản lý hành chính như Hội nghị BCH Công đoàn cơ sở, Đại hội công đoàn cơ sở, mua văn phòng phẩm, tài sản, dụng cụ làm việc…

– Chi hoạt động phong trào như chi tuyên truyền, chi hoạt động đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động, chi phát triển đoàn viên công đoàn, tổ chức phong trào thi đua, chi đào tạo cán bộ, chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, chi hoạt động về giới và bình đẳng giới, chi thăm hỏi, trợ cấp, động viên, khen thưởng, chi hoạt động khác…

3. Quỹ khen thưởng phúc lợi

Cách thức thành lập:

Trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận sau thuế để lại DN theo quy định của chế độ tài chính và từ 1 số nguồn khác (như viện trợ, tặng thưởng, cấp dưới nộp, cấp trên cấp bổ sung…)

Cách sử dụng:

– Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng cuối năm, khen thưởng thường kỳ đối với lao động có thành tích xuất sắc, thưởng đột xuất.

– Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình phúc lợi hoặc chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể lao động…

4. Quỹ đầu tư phát triển

Cách thức thành lập:

Trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận sau thuế để lại DN theo quy định của chế độ tài chính và từ 1 số nguồn khác (như viện trợ, tặng thưởng, cấp dưới nộp, cấp trên cấp bổ sung…)

Cách sử dụng:

Quỹ đầu tiên phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ, sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư, mua sắm, xây dựng tài sản cố định, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, mua cổ phiếu, góp cổ phần, nghiên cứu khoa học..

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 191/2013/NĐ-CP

– Quyết định 272/QĐ-TLĐ năm 2014

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

>>> Những điều cần lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp

>>> Gây phiền hà cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bị xử lý hình sự

>>> Hướng dẫn thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp

>>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

>>> Toàn bộ điểm mới Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

>>> Luật doanh nghiệp 2014: Tổng hợp giải đáp vướng mắc