Các Nhà Khoa Học Nói Gì Về Đức Chúa Trời | Tim hieu ve dao Tin Lanh

Càng ngày con người càng nghĩ rằng họ làm được tất cả mọi sự. Và vì thế, không có chuyện “Chúa tạo ra con người mà chính con người tạo ra Chúa”. Họ bảo rằng niềm tin Kinh Thánh là phản khoa học, đi ngược lại với sự tiến bộ của thời đại.

***

Đây là một số ý kiến của những nhà khoa học lỗi lạc nhất:

Nhà bác học Pasteur nói: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời”.

Nhà bác học Becquerel nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.

Nhà bác học Newton nói: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính”.

Platon nói: “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.

Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cớ đó kỳ dị như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.

Khi bàn về Kinh Thánh:

Charles Dickens nói: “Kinh Thánh Tân Ước chính là quyển sách tốt nhất đã từng và sẽ được biết đến trên thế giới”.

Isaac Newton nói: “Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó”.

Victor Hugo nói: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare; còn Kinh Thánh làm nên nước Anh”.

Chateaubriand nói: “Tiêu hủy sự tin kính theo Phúc âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình”.

Nhiều nhà khoa học cũng xác quyết niềm tin của mình: Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẫu thuật, khi được hỏi về những phát minh của ông, ông đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giê-su”.

Newton- Cha để của Thuyết chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn xác nhận rằng: “Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu…”.

Nhà bác học Edison đã ghi vào sổ lưu niệm khi ông đến viếng tháp Eiffel: “Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất cả các kỹ sư, trong đó gồm cả Đức Chúa Trời”.

Văn hào Bossuet nói: “Những chân lý đời đời không thay đổi [của luân lý] buộc ta phải tin rằng có một Đấng Tạo Hóa”.

Triết gia Brubetter nói: “Đã từ lâu, tôi cố gắng tìm kiếm một nền luân lý vô tôn giáo. Trước hết, tôi thấy rằng điều nầy khó thực hiện; sau tôi thấy rằng quá liều lĩnh; cuối cùng tôi thấy rằng không thể được. Tôi là một người thuộc nhóm Tự Do Tư Tưởng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Cơ-Đốc Giáo. Tôi đã học hỏi rất lâu, suy nghĩ rất cẩn thận, cuối cùng tôi phải nói rằng, chân lý ở phía chân trời đó”.

Giáo sĩ Moreus, Giám dốc đài thiên văn Bourges nói: “Tôi liên lạc với các vị Giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Đức Chúa Trời”.

Nhà bác học T. Termier nói: “Cứ chung mà nói, tất cả khoa học đều dọn trí khôn cho ta nhận biết Đức Chúa Trời hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, được tạo dựng, hỗn tạp, khuyết điểm, có cùng mục đích và rất phức tạp. Do đó, hơn những người dốt nát khác, nhà khoa học dễ có ý tưởng về một Đấng bất di dịch, tự hữu, cần thiết, hoàn toàn và là Đấng duy nhất an bày mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: Khoa học dẫn đến Đức Chúa Trời”.

A. Eynieu đã công bố bảng thống kê, trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19, có 34 vị không biết lập trường tôn giáo, còn 398 vị phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin Đức Chúa Trời thực hữu. Như vậy, có 92% các nhà bác học tin Đức Chúa Trời.

Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kết quả tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc bốn thế kỷ qua: “38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị thì 20 vị dửng dưng, 242 vị tin. Tức là cũng có 92% tin có Thượng Đế”.