Hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được không ít thời gian, chi phí, tăng hiệu suất kinh doanh và thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả. Vậy hiện nay có những loại hợp đồng điện tử nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho các doanh nghiệp!
Hợp đồng điện tử là gì?
Căn cứ vào Điều 10 và Điều 33 của Luật giao dịch điện tử 2005 quy định, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax, các hình thức tương tự khác và có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng văn bản truyền thống.
Theo khảo sát của Bộ Công Thương năm 2021, 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong các hoạt động thương mại và con số này đang không ngừng tăng lên.
Hợp đồng điện tử đã trở thành một công cụ đắc lực, thay đổi hoàn toàn trạng thái hoạt động và phương thức làm việc của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và là bước đệm để các doanh nghiệp bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu.
Hiện nay, hợp đồng điện tử thường được phân loại theo công nghệ sử dụng hoặc theo mục đích sử dụng. Dưới đây là tổng hợp một số hợp đồng điện tử phổ biến nhất.
1. Phân loại theo công nghệ sử dụng
Dựa vào quá trình phát triển và công nghệ áp dụng trong quá trình ký kết hợp đồng điện tử, người ta đã phân loại hợp đồng điện tử như sau:
Loại hợp đồng Cách vận hành Ví dụ Hợp đồng truyền thống (hợp đồng giấy) được một bên đưa lên website Soạn thảo trên giấy và upload lên website để ký kết. Hợp đồng lao động, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thuê khoán,… Hợp đồng tạo tự động qua giao dịch online Máy tính tạo tự động dựa trên thông tin khách hàng cung cấp trong giao dịch online. Hợp đồng mua bán, vận chuyển, tín dụng trả góp trên các sàn thương mại điện tử, website, app,… Hợp đồng hình thành qua email (thư điện tử) Trao đổi, ký kết thông qua email. Hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ điện nước hoặc viễn thông, hợp đồng đào tạo,… Hợp đồng sử dụng chữ ký số/chữ ký điện tử tạo trên nền tảng của bên thứ ba Tạo lập, ký kết và lưu trữ trên nền tảng của bên thứ 3. Hợp đồng cung cấp dịch vụ, mua bán, lao động, đại lý, thuê khoán, bảo hiểm,…
Chi tiết về từng loại hợp đồng như sau:
1.1. Hợp đồng giấy được một bên đưa lên website
Đây là loại hợp đồng được một bên soạn thảo trên giấy, sau đó các bên tiến hành ký và upload lên website thực hiện hợp đồng. Hợp đồng sau khi được upload lên website dưới dạng PDF sẽ có thêm nút đồng ý/không đồng ý để các bên tham gia lựa chọn và xác nhận sự đồng ý với các điều khoản được ghi trong hợp đồng.
Với loại hợp đồng này, thường các công đoạn soạn thảo, thương lượng và ký kết đều thực hiện trên giấy. Nó thường áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không sử dụng các phần mềm quản lý hợp đồng điện tử.
1.2. Hợp đồng tạo tự động qua giao dịch online
Loại hợp đồng này thường không được soạn thảo trước mà sẽ được hình thành tự động trong quá trình giao dịch. Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, máy tính sẽ tự động tổng hợp, xử lý và tạo hợp đồng để khách hàng xác nhận.
Người bán sẽ được nhận thông báo về hợp đồng và xác nhận lại với người mua qua email, điện thoại hoặc fax,… Hợp đồng tạo tự động qua giao dịch online sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên website hoặc các nền tảng trực tuyến khác.
1.3. Hợp đồng hình thành qua email – thư điện tử
Đây là loại hợp đồng được 2 bên tham gia ký kết thông qua email (thư điện tử). Các quy trình giao dịch, đàm phán và ký kết được thực hiện tương tự như hợp đồng truyền thống nhưng không tiến hành trực tiếp mà thông qua máy tính, Internet hoặc email.
Tương tự như hợp đồng giấy đưa lên website, loại hợp đồng này thường áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không sử dụng các phần mềm quản lý hợp đồng điện tử.
1.4. Hợp đồng tạo trên nền tảng của bên thứ ba
Hợp đồng tạo trên nền tảng của bên thứ ba sẽ có độ bảo mật và ràng buộc trách nhiệm cao nhất so với các loại hợp đồng điện tử nói trên. Bên thứ 3 thường là nhà cung cấp các dịch vụ mạng hoặc các cơ quan chứng thực hợp đồng điện tử.
Theo đó, các đơn vị này sẽ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp một nền tảng (phần mềm, website) để thực hiện khởi tạo, ký kết, quản lý và lưu trữ hợp đồng. Ví dụ, VNPT eContract là dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hỗ trợ tạo lập, ký số, quản lý hợp đồng được Bộ Công thương chứng nhận.
Các bên tham gia phải có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử để xác nhận thông điệp dữ liệu trên hợp đồng điện tử. Do đó, loại hợp đồng này sẽ áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp có chữ ký số/chữ ký điện tử và sử dụng các phần mềm, giải pháp quản lý hợp đồng điện tử.
2. 3 loại hợp đồng điện tử phổ biến nhất hiện nay
Căn cứ vào mục đích, nội dung và chủ thể sử dụng, hợp đồng điện tử có thể phân loại như sau:
Loại hợp đồng Mục đích sử dụng Ví dụ Hợp đồng lao động điện tử Hoàn thành quá trình lao động Hợp đồng lao động dài hạn/ngắn hạn Hợp đồng dân sự điện tử Giao kết về lợi ích, quyền và nghĩa hợp pháp giữa các bên Hợp đồng mua bán, trao đổi tài sản, thuê khoán, hợp tác, vận chuyển, uỷ quyền,… Hợp đồng thương mại điện tử Thoả thuận về hoạt động mua bán hàng hoá/cung cấp dịch vụ nhằm thu lợi nhuận Hợp đồng mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, đại lý, nhượng quyền thương mại,…
Chi tiết về từng loại hợp đồng phân loại theo mục đích, chức năng như sau:
2.1. Hợp đồng lao động điện tử
Theo Điều 13 và 14, Bộ luật Lao động 2019:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản”.
Đặc điểm của hợp đồng lao động điện tử:
Mục đích Hoàn thành quá trình lao động Các bên tham gia (chủ thể) Người lao động và người sử dụng lao động Hình thức thể hiện Thông điệp dữ liệu điện tử
Hợp đồng lao động điện tử yêu cầu phải có những nội dung bắt buộc như thông tin của người lao động/người sử dụng lao động, công việc, địa điểm làm việc, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, mức lương và phụ cấp, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động điện tử được phân loại thành 2 hình thức như sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2.2. Hợp đồng dân sự điện tử
Theo điều 119 và điều 385, Bộ luật Dân sự 2015:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”
Như vậy có thể hiểu hợp đồng dân sự điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền hoặc nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Tuy nhiên, theo Điều 1 Luật giao dịch điện tử 2005, một số lĩnh vực sau không được áp dụng hợp đồng điện tử:
- Hợp đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác,
- Giấy đăng ký kết hôn/quyết định ly hôn,
- Giấy khai sinh/khai tử,
- Hợp đồng về quyền thừa kế, hồi phiếu và một số giấy tờ đặc biệt khác.
Đặc điểm của hợp đồng dân sự điện tử:
Mục đích Giao kết về lợi ích, quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các bên Các bên tham gia (chủ thể) Các cá nhân hoặc pháp nhân Hình thức thể hiện Thông điệp dữ liệu điện tử
Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015 quy định các nội dung trong hợp đồng dân sự như sau: đối tượng của hợp đồng, số lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp,…
Theo Điều 402, Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự điện tử được phân loại thành 6 loại hợp đồng như sau:
- Hợp đồng song vụ: 2 bên tham gia ký kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ: Chỉ một bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng.
- Hợp đồng chính: Có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ: Có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng liên quan đến lợi ích của bên thứ 3: 2 bên tham gia giao kết hợp đồng đều phải thực hiện một số nghĩa vụ mà bên thứ ba sẽ là bên được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện: Cần thiết khi phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nào đó.
2.3. Hợp đồng thương mại điện tử
Dựa trên Luật giao dịch điện tử 2005 và Điều 3 Luật thương mại 2005, có thể hiểu:
Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau để thực hiện các hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử:
Mục đích Mục đích thương mại, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Các bên tham gia (chủ thể) Thương nhân và chủ thể còn lại có tư cách pháp lý Hình thức thể hiện Thông điệp dữ liệu điện tử
Tương tự như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại điện tử sẽ yêu cầu những nội dung sau: đối tượng của hợp đồng, số lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp,…
Hợp đồng thương mại điện tử lại được chia làm 2 loại:
- Hợp đồng mua bán hàng hoá: Hợp đồng là thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán về quyền, nghĩa vụ thanh toán và quyền sở hữu hàng hoá.
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Bản chất tương tự như hợp đồng mua bán hàng hoá và hàng hoá ở đây là dịch vụ.
Dễ thấy ngoài những thông tin cơ bản, mỗi loại hợp đồng điện tử sẽ có những yêu cầu bắt buộc riêng về hình thức và nội dung. Người dùng cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn và sử dụng hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng thông dụng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, VNPT đã cho ra đời VNPT eContract. Với nền tảng này, khách hàng có thể ký kết và thực hiện các giao dịch điện tử một cách nhanh chóng tiện lợi.
VNPT eContract cũng cho phép quản lý tất cả các biến động của hợp đồng, giải quyết mọi yêu cầu, kiểm soát và bảo mật thông tin chặt chẽ. Đây được đánh giá là một trong những loại hợp đồng điện tử uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay, là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi có những loại hợp đồng điện tử nào phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp cần nắm rõ về các loại hợp đồng này để có thể áp dụng và phát huy lợi ích của hợp đồng điện tử trong hoạt động kinh doanh, thương mại của mình một cách phù hợp và đúng theo Pháp luật.
Để tìm hiểu chi tiết về VNPT eContract, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các cách dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ, sản phẩm:
- Website: https://onesme.vn
- Hotline: 1800 1260
- Email: [email protected]
- Tư vấn miễn phí: https://bit.ly/oneSME_ContactUs
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!