Hình Khối Cơ Bản Và Tầm Quan Trọng Của Cấu Trúc Cơ Bản Của

Nhiều bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc tại sao trước khi bước vào môn vẽ tượng thạch cao hay vẽ chân dung, ta phải vẽ những khối cơ bản này? Điều này có thật sự cần thiết cho việc học vẽ chuyên nghiệp? Để hiểu được tầm quan trọng của nó, ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Hình khối cơ bản

Cấu trúc của một vật thể trong tự nhiên đều có thể được quy về 3 dạng khối chính là: khối cầu, khối trụ, khối vuông.

Từ ba dạng hình khối cơ bản này, nếu ta kéo giãn hay thay đổi kích thước, hướng hình, góc nghiêng thì sẽ được nhiều dạng khối trong thực tế.

Hình 2: Các dạng biến đổi từ các khối cơ bản. (Nguồn: Proko)

Vì thế, nắm vững phương pháp dựng hình khối cơ bản sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn trong việc phát triển khả năng hình họa, phác thảo vật thể trong không gian ba chiều.

Ví dụ 1: Khối cầu nếu kéo giãn hay uốn cong thì sẽ có hình dạng giống như vật mẫu trong thực tế (quả cảm, quả tao, trái banh,…).

Ví dụ 2: khối trụ, khi thay đổi kích thước hai đáy khác nhau sẽ trở thành các dạng của hình chóp (các khối kiến trúc, mái nhà, trụ cột,…).

Ví dụ 3: Khối vuông, khi thay đổi kích thước các cạnh hay uốn cong nhiều hướng thì ta sẽ phát hiện nó giống với một số hình ảnh trong thực tế mà ta gặp hằng ngày (bàn ghế, thang cuốn,…)

2. Mục đích vẽ cấu trúc hình khối cơ bản

Khi ta đã nắm vững kiến thức vẽ khối cơ bản, việc đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dựng hình các cật thể trong không gian ba chiều. Một vật trong thực tế sẽ được phân tích thành các khối cơ bản trong bước phác thảo, giúp cho ta dựng hình chắc chắn và đúng cấu trúc.

Ví dụ 4: Phác thảo con lạc đà bằng các khối cơ bản như trên hình,

Hình 6: con lạc đà từ khối cơ bản (Nguồn: Proko)
Hình 6: con lạc đà từ khối cơ bản (Nguồn: Proko)

3. Phân tích cơ thể người thành dạng hình khối cơ bản

Có nhiều các lựa chọn hình khối cơ bản để phân tích một vật thể. Đôi lúc ta cần các khối trụ để phác thảo tay và chân, nhưng cũng có thể sử dụng các khối vuông để phân tích chúng. Vậy đâu là sự khác nhau giữa các khối cơ bản.

Ví dụ 5: phác thảo cơ thể người phức tạp cũng bằng các khối cơ bản.

  • Khối tròn: khi vẽ bằng 1 nét, ta chỉ có thể hình dung là hình một chiều, nếu kéo giãn thành hình oval thì sẽ hình dung thấy hướng hình trong không gian 2 chiều.

  • Khối trụ: nhờ vào hai mặt đáy thì hình trụ cho ta thấy độ dày của vậy thể cũng như hình ảnh trong không gian ba chiều.
  • Khối vuông: có 6 mặt với các góc cạnh rõ rệt cho ta hình dung rõ nét nhất về vật thể với mặt trước, mặt sau, mặt bên trong không gian ba chiều mà hình trụ không cho ta thấy được.

Tóm lại, tùy sự cần thiết thể hiện các tính chất trong việc phác thảo vật thể mà ta chọn khối cơ bản nào để thể hiện.

4. Phác thảo

a. Phác thảo hình trụ

  • Xác định hướng hình, độ dài và độ rộng của khối trụ.
  • Lưu ý về luật xa gần: gần lớn xa nhỏ.
  • Vẽ hai hình elipse để thể hiện hai mặt đáy của khối trụ.
  • Lưu ý về trục của hai đáy (có trục cùng hướng với trục của khối trụ).
  • Lỗi sai thường gặp là khi vẽ đường viền khối thể hiện thể tích của khối trụ là thường bị vẽ phẳng.

Hình 11: Vẽ khối trụ.

b. Phác thảo khối vuông

Ta cần lưu ý về luật phối cảnh để vẽ một khối vuông: gần lớn, xa nhỏ, các điểm tụ ở các trường hợp khác nhau.

Các trường hợp sẽ phức tạp hơn nhiều nếu khối vuông có những thay đổi về góc nghiêng, vì vậy cần phải tập luyện thường xuyên để tạo cảm giác tốt vẽ nhanh các dạng của khối vuông.

Phương pháp đơn giản để người bắt đầu vẽ là:

  • Xác định mặt trước (mặt nhìn thấy rõ nhất), xác định hướng của mặt này để xác định hướng tụ.
  • Xác định đường tầm mắt: nhờ đó ta xác định được nhìn thấy mặt trên hay mặt dưới của khối vuông. Nếu mắt nhìn từ phía trên của khối, ta sẽ nhìn thấy mặt trên, ngược lại ta sẽ nhìn thấy mặt dưới.
  • Vẽ các cạnh còn lại theo hướng tụ đã xác định trước đó.
  • Lưu ý đến độ dài của các cạnh ở các trường hợp khác nhau.

4. Vẽ được mọi thứ từ hình khối cơ bản

Ta hay bắt gặp một số khối vuông được vẽ có các cạnh song song với nhau. Điều này không thể hiện được hình khối trong không gian ba chiều. Nên hãy vẽ khối vuông theo không gian ba chiều nhé.

Qua các khối cơ bản chúng ta có thể nắm rõ được các quy luật của phối cảnh, dựng hình, lắp ghép khối từ đó làm tiền đề phân tích các khối phức tạp và hình dung được các sự vật khác được lắp ghép từ những khối cơ bản nào. Dựa vào kiến thức có được từ việc học vẽ hình khối. Chúng ta sẽ vẽ được các sự vật, đối tượng phức tạp nhất như cơ thể người.

Các bạn hãy tập luyện thêm về việc phân tích khối cơ bản từ các vật thể gần gũi xung quanh mình. Hãy luôn quan sát và phân tích, đó là kỹ năng cần phải tập luyện thường xuyên.

5. Các lớp chuyên đề vẽ hình họa cơ bản tại ArtLand

Tại ArtLand có nhiều lớp vẽ dạy từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó, lớp cơ bản hình họa sẽ trang bị cho người học kiến thức cơ bản về hình khối; phối cảnh từ đó được luyện tập thêm các khối nâng cao, vật thể thực tế. Trong quá trình giảng day, đội ngũ giảng viên của ArtLand sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng cho từng học viên, sửa các lỗi sai thường mắc phải, tạo cho học viên thói quen tốt trong việc phân tích vật thể thành các khối cơ bản. Đó là một kỹ năng cơ bản và quan trọng dành cho mọi người để có thể phát triển khả năng mỹ thuật về sau.

Wedsite : Mỹ thuật Art Land Fanpage: Lớp dạy vẽ Art Land Liên hệ chúng tôi:

  • Thầy Nhật: 0917 321 311 (Zalo)
  • Tổng Đài: 028 710 99191

Dưới đây là một video clip do ArtLand thực hiện. Họa sĩ Võ Nhật Hạ của chúng tôi sẽ phân tích khối của chai rựơu thành các khối trụ nhỏ ghép lại. Việc dựng hình va đánh bóng trở nên đơn giản hơn do biết nguyên tắc của vẽ khối trụ từ trước. Các bạn hãy cùng xem video clip bên dưới nhé.

Bài Viết Liên Quan:

  • CÁC BƯỚC VẼ KHỐI TRỤ, KHỐI TRÒN VÀ KHỐI VUÔNG
  • TẦM QUAN TRỌNG KHI VẼ KHỐI VUÔNG

PINTEREST: 87 BÀI VẼ LUYỆN THI KIẾN TRÚC KHỐI V – VẼ ĐẦU TƯỢNG THẠCH CAO

Tag: vẽ hình khối cơ bản, hướng dẫn vẽ hình khối cơ bản, cách vẽ khối lập phương, khái niệm hình khối, hình họa-hình khối, tìm hiểu khái niệm mảng khối trong tác phẩm hội họa,