Cá thác lác là thực phẩm yêu thích của nhiều gia đình. Ngoài chất lượng thịt thơm ngon, chúng còn được trưng làm cá cảnh nữa nhé. Nghe khá bất ngờ đúng không nào. Nếu muốn cải thiện bữa ăn một chút bằng cách đi câu thì khâu chuẩn bị mồi đặc biệt quan trọng. Chỉ cần nắm trọn mẹo làm mồi câu cá thác lác dưới đây, chúng tôi đảm bảo thành quả sẽ rất bất ngờ nhé.
Bạn Đang Xem: Mồi câu cá thác lác – Cách làm mồi câu cá thác lác câu đảm bảo trúng
Cá thác lác là cá gì?
Cá thác lác hay thát lát là giống cá phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nam, miền Trung – Tây Nguyên. Trong đó cá thác lác được đánh giá ngon nhất nằm ở khu vực hồ Lắk thuộc vùng đất Đắk Lắk. Nơi đây cũng nổi tiếng với món chả cá thát lát. Còn trên thế giới, chúng sinh sống chủ yếu ở vùng nước lợ thuộc châu Phi, các nước trong khu vực Đông Nam Á, khu vực Ấn Độ.
Về hình dáng, bạn có thể nhận ra chúng qua các đặc điểm sau:
– Thân hình khá nhỏ, mỏng và dẹt gần giống thân hình cá rồng, cá bơn. Khi trưởng thành, chúng đạt tới kích thước 20 – 150cm, cân nặng khoảng 500g. Còn trung bình cá nặng khoảng 200g.
– Xung quanh thân là vây lưng dày đặc nhỏ. Phần vây hậu môn của cá dài hơn so với tất cả các loại vây và nối liền với vây đuôi.
– Phần đầu có kích thước nhỏ, miệng khá to so với đầu. Phần rãnh miệng kéo dài đến phần ổ mắt. Mắt các thác lác khá to và lồi.
– Màu sắc của cá: Phần lưng là màu xám đậm, phần bụng màu trắng bạc, phần dưới nắp mang màu vàng sáng. Một số loại có đốm đen rất đẹp.
Phân loại cá thác lác
Hiện nay trên thế giới có khoảng vài chục loài cá thác lác. Tuy nhiên trong đó phổ biến ở Việt Nam có 3 loại chính là: cá thác lác cườm, cá thác lác nàng hai và cá thác lác nàng hương.
Cá thác lác cườm
Cá thác lác cườm có tên tiếng Anh là “Chitala Ornata”. Dòng cá này sở hữu thân hình màu xám bạc, lưng có màu xanh đậm ánh bạc. Khi còn nhỏ, cá thác lác cườm thường có các sọc dài màu đốm nâu. Lúc trưởng thành, chúng biến thành đốm màu đen, viền ngoài trắng. Bên cạnh đó, đặc điểm khác của cá thác lác cườm là bộ lưng gù, đầu nhỏ và nhọn. Dòng cá này có màu sắc rất đẹp và được yêu thích để nuôi trong bể cá cảnh.
Cá thác lác nàng hai
Cá thác lác nàng hai có tên tiếng Anh là “Chitala chitala”. Dòng cá này thường sống ở Ấn Độ và 1 số quốc gia Đông Nam Á. Chúng chuyên được làm thực phẩm và nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Về hình dáng, cá thác lác nàng hai gần giống cá thác lác cườm. Nhưng chúng không có dải đốm đen dọc thân. Thay vào đó, phần đuôi sẽ gồm 2 đốm đen.
Cá thác lác nàng hương
Xem Thêm : Cách bật theo dõi trên facebook trên máy tính và điện thoại mới nhất
Cá thác lác nàng hương có tên tiếng Anh là “Chitala Blanci”. Dòng cá này xuất hiện nhiều tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia. Dòng cá thác lác nàng hương có đầy đủ những đặc điểm giống với các dòng cá thác lác khác. Tuy nhiên màu sắc cơ thể sẽ hơi khác biệt khi phần da trên thân có màu đốm đen giống với da của con báo.
Đặc điểm sinh học của cá thác lác
Cá thác lác bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng đến tuổi trưởng thành. Thông thường lúc này cá có kích thước khoảng 200g. Bắt đầu vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hằng năm là mùa cá sinh sản nở rộ nhất. Chúng đẻ trứng rồi cho chúng bám chặt vào các mỏm đá. Một lần sinh sản cá thác lác có thể đẻ từ 300 – 1000 trứng. Trứng sau khi đẻ sẽ được cá đực bảo vệ. Cá đực thường xuyên dùng đuôi vẫy nước giúp trứng nhanh nở hơn.
Vào mùa nước lũ, cá thác lác sẽ đi vào các đồng ruộng ngập nước để sinh sống. Sang mùa khô, cá lại theo ra rạch lớn, sông lớn, nơi có mực nước sâu.
Cá sống chủ yếu ở vực nước có lượng oxy thấp nhờ cơ quan hô hấp phụ. Hay nói cách khác, chúng sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày thì ẩn nấp trong các đám thủy sinh. Ban đêm hoạt động nhiều hơn. Cá bơi rất nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục. Môi trường sống yêu thích của chúng là nơi có nhiều thực vật thủy sinh lớn, pH nướᴄ 6,5 – 7, nhiệt độ thíᴄh hợp từ 26 – 28 độ C.
Thức ăn yêu thích của cá thác lác là côn trùng, giáp xác, cá nhỏ và các loài nhuyễn thể. Trong đó cá và tép với số lượng lớn, giá thành rẻ bạn chọn cũng được.
Để câu cá thác lác, bạn có thể sử dụng những động vật sống như: ốc sên, nhộng ong, đỉa, giun đất. Theo kinh nghiệm của người đi trước, đỉa là mồi tốt nhất để dụ chúng. Nếu bắt được thì tốt, không thì cũng không sao.
Cách làm mồi câu cá thác lác với giun
Thực ra để làm mồi câu cá thác lác không quá phức tạp, tuy nhiên vẫn cần sự đầu tư cẩn thận một chút. Chúng rất thích ăn giun nên bạn có thể bắt đầu từ gợi ý này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Giun đất
- Bột cá khô
- Bột bã dầu
- Cơm nguội
- Dầu ăn
- Gan gà
Các bước làm mồi câu cá thác lác với giun
– Bước 1: Trước tiên, với giun đất, bạn cắt nhỏ. Có thể kiếm giun đất ở bờ sông hoặc trong vườn đều rất đơn giản.
– Bước 2: Tiếp đến trộn giun đất với bột cá khô, bột bã dầu, cơm nguội và chút dầu ăn.
– Bước 3: Nếu có ít gan gà thì càng tốt. Bạn rửa sạch gan gà rồi băm nhuyễn. Sau đó trộn chung với hỗn hợp trên.
– Bước 4: Tiếp đến vo thành các viên tròn nhỏ cỡ viên sỏi và ném vào vị trí câu. Như vậy sẽ rất thu hút lũ cá nhé.
Xem Thêm : 4 lý do tại sao bạn nên bắt đầu kinh doanh giò chả
Cách làm mồi câu cá thác lác với tinh dầu dụ cá
Hiện nay trên thị trường còn có loại tinh dầu dụ cá tạo ra hương thơm kích thích chúng đến ăn mồi nhanh hơn. Bạn tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tinh dầu dụ cá
- Cá lòng tong (hoặc tép sống)
- Cá sặc con
Các bước làm mồi câu cá thác lác với tinh dầu dụ cá
– Bước 1: Trước tiên bạn cho vài giọt tinh dầu vào thau nước và pha loãng.
– Bước 2: Sau đó lấy cá lòng tong hoặc tép sống, cá sặc con thả thả vào thau nước trên.
– Bước 3: Sau khoảng 15 phút thì bạn lấy cá ra và đi câu được rồi nhé.
Cách câu cá thác lác đơn giản nhất
Theo đánh giá của nhiều người, cá thác lác thuộc dạng câu khá thú vị. Nghĩa là nó ăn mồi rất nhiệt tình, không rỉa mồi. Cùng lắm chạm nhẹ 1 – 2 cái là rút phao ngay. Khi vít cần thì quá sướng vì người cá mỏng, khi kéo rất liệng cho ta cảm giác mạnh.
Trước tiên, cần câu cá không cứng, có thể dùng cần câu tay hoặc câu máy tùy thích. Nhưng nếu có cần câu máy thì quăng sẽ xa hơn. Dây câu càng nhỏ thì càng nhạy. Dây cước chọn nên có đường kính từ 0.3mm – 0.37mm. Nếu được, bạn nên dùng cần tay, đọt mảnh, chọn loại khoảng 5.4m của Hàn Quốc cũng rất thích hợp. Câu dây mảnh, lưỡi đơn số 9. Buộc lưỡi thẳng vào dây chính, chì lá cuốn cách lưỡi tầm 10cm.
Phao chọn loại nhỏ và nhạy chút. Mồi câu ngoài gợi ý ở trên, nếu chịu khó thì bạn tự đi tìm con bạc mày là con của chuồn chuồn trong giai đoạn sống dưới nước. Chúng hay xuất hiện ở chỗ nước đọng hoặc dưới rễ của cây bèo lục bình. Hoặc nếu tìm được chỗ mấy người bán tép đồng thì may ra có.
Nếu không có bạc mày thì dùng đơn giản nhất là dùng mồi tép tươi, giun đất móc nguyên con nhưng sẽ không nhạy bằng và hay bị cá nhỏ rỉa. Câu bằng mồi bạc mày hầu như không bị con nào phá mồi, trừ cá rô đồng.
Thời điểm câu cá tốt nhất là lúc buổi sáng, xế chiều hoặc chập choạng tối. Khi đó cá sẽ ăn mồi mạnh nhất. Cá thác lác hay ẩn nấp trong gốc cây, bụi cỏ, bụi lục bình. Bạn chú ý nhiều hơn những vị trí đó. Bạn nên chọn chỗ nước sâu một chút khoảng 2 – 4m, gốc cây mục, bụi cỏ, bụi lục bình thường là nơi làm ổ của các thác lác. Cách nhận biết là qua việc lấy hơi liên tục của chúng, sau 1 cú vẩy đuôi hoặc hớp khí thấy bọt khí bằng ngón tay nổi lên tức thì. Khi câu, bạn câu sát đáy tầm 50 – 60cm.
Lời kết
Vậy là bạn đã học được mẹo cách làm mồi câu cá thác lác quá đơn giản. Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp mọi người có buổi đi câu thú vị và thu được xô cá đầy ắp nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!