Tổng hợp Top bé 5 tuổi bụng to phải làm sao [Hot Nhất 2023]

Bụng to ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do sinh lý bình thường hoặc do bệnh lý. Do đó, cha mẹ cần phân biệt được các trường hợp này để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên tham khảo.

1. Bụng to ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Bụng to ở trẻ nhỏ là sự gia tăng kích thước thực tế của bụng

Cho đến nay, không có định nghĩa chính xác về bụng to ở trẻ nhỏ. Một số định nghĩa được ghi nhận có thể bao gồm:

+ Bụng to ở trẻ nhỏ là sự gia tăng kích thước thực tế của bụng.

+ Bụng to ở trẻ nhỏ là sự thay đổi có thể đo lường được về chu vi bụng.

+ Một định nghĩa tương đối rõ ràng về dấu hiệu bụng to ở trẻ nhỏ: Khi thành bụng nằm trên một mặt phẳng cao hơn so với mỏm mũi kiếm xương ức ở trẻ sơ sinh nằm ngửa trên một mặt phẳng.

Tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến các nguyên nhân sinh lý bình thường hoặc do nguyên nhận bệnh lý gây ra.

Xem thêm: Fagomom cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà ưu đãi 45%

2. Phân biệt bụng to ở trẻ nhỏ do sinh lý và bụng to bệnh lý

2.1 Bụng to ở trẻ nhỏ do sinh lý

Trẻ nhỏ sinh ra đã có đặc điểm sinh lý là bụng to. Nguyên nhân là do cấu trúc ruột ở trẻ dài hơn so với kích thước ở ổ bụng. Hơn nữa, lớp cơ thành bụng chưa phát triển đầy đủ vì vậy trẻ nhỏ thường có bụng căng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Khi trẻ lớn dần lên, sự phát triển chiều cao và sự hoàn thiện của cơ thành bụng sẽ giúp bụng thon gọn lại. Bụng to ở trẻ được coi là bình thường nếu trẻ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ, tăng cân phù hợp với tuổi, không quấy khóc, ngủ sâu giấc…

Bụng to còn gặp trong bướu Wilms

2.2 Bụng to ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Bên cạnh bụng to ở trẻ nhỏ phát triển dạng sinh lý, còn có trẻ bụng to do bệnh lý. Biểu hiện với các triệu chứng điển hình như: bụng to kèm biếng ăn, suy nhược; trẻ sụt cân, da xanh xao, trẻ vàng da, vàng mắt.

Một số bệnh lý, dẫn đến bụng to ở trẻ, như bướu gan, hay gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi; trẻ lớn hơn thường bị Carcinom tế bào gan, tắc ruột, phình đại tràng.

Xem thêm: [Trẻ sơ sinh bị sôi bụng] Nguyên nhân và cách phòng tránh

3. Nguyên nhân và cách xử trí bụng to ở trẻ nhỏ do bệnh lý gây ra

Dưới đây sẽ là một số bệnh lý gây ra tình trạng bụng to ở trẻ em

3.1 Bụng to ở trẻ nhỏ do đầy bụng, khó tiêu

Bụng to ở trẻ em do đầy bụng, khó tiêu có thể do bé nạp vào lượng sữa hoặc thức ăn quá nhiều khiến dạ dày bị quá tải, cũng có thể do nhiễm khuẩn thức ăn. Đôi khi cũng có thể do chức năng hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, dồn lại trong dạ dày.

Để khắc phục tình trạng bụng to do đầy hơi, bạn hãy áp dụng một số phương pháp phù hợp:

+ Nếu là trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú đúng tư thế đặt đầu cao hơn phần dạ dày. Sau khi bú no mẹ hãy vỗ ợ hơi cho bé hoặc ẵm đứng bé để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh. Trường hợp bé bú bình nên cho lượng sữa và chọn loại núm ti phù hợp.

+ Nếu trẻ đã đến tuổi ăn, tập cho trẻ thói quen tập trung trong bữa ăn, sau khi ăn không được nằm, cũng không được vận động mạnh.

3.2 Bụng to ở trẻ nhỏ do phình đại tràng

Bụng to ở trẻ em do phình đại tràng

Phình đại tràng ở trẻ em cũng có thể dẫn đến tình trạng bụng to bất thường ở trẻ. Khi mắc bệnh này, nguyên nhân dẫn đến bụng to là do sự phát triển hệ cơ quan của trẻ trong bào thai gặp vấn đề. Cụ thể là phần ruột bị thiếu dây thần kinh không đẩy phân ra được gây tắc nghẽn và chướng phần bụng đó lên.

Để hỗ trợ điều trị bụng to do phình đại tràng bạn cần bổ sung thêm chất xơ trong chế độ dinh dưỡng và tập thói quen thường xuyên vận động cho trẻ. Một số trường hợp nặng hơn có thể cần sử dụng đến thuốc hoặc phẫu thuật.

3.3 Bụng to ở trẻ nhỏ do một số bệnh lý nguy hiểm khác

Theo nghiên cứu y học, một số bệnh có biểu hiện bụng to bất thường ở trẻ là bướu gan, bướu thận, lồng ruột, tắc ruột.

Do đó, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu to bụng mà bụng cứng bất thường đi kèm quấy khóc nhiều cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế. Mọi kết luận chỉ có thể chính xác nhất thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán có cơ sở từ các y bác sĩ.

Xem thêm: [Trẻ sơ sinh bị đầy bụng] Mẹ nên làm gì?

4. Giải pháp phòng tránh tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ

Bố mẹ cũng có thể massage bụng cho trẻ

Tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ là một bệnh lý phổ biến và không có gì đáng nguy hiểm ở trẻ, tuy nhiên tùy vào mức độ và biểu hiện của trẻ mà cha mẹ cần phải có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh và hạn chế tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên tham khảo.

+ Cho trẻ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng giờ, đủ bữa (nên cho thức ăn mềm và dễ tiêu)

+ Chuẩn bị thức ăn sạch, thực phẩm sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Dạy trẻ một số biện pháp như rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc để tránh các bệnh về đường ruột

+ Bổ sung men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, chướng bụng, cứng bụng, chán ăn ở trẻ nhỏ

+ Nếu trẻ chỉ bị bụng to thông thường, không kèm thêm một triệu chứng nào khác thì bố mẹ cũng có thể massage bụng cho trẻ theo hướng kim đồng hồ từ trong ra ngoài để giúp con nhỏ được thoải mái hơn.

+ Còn nếu trường hợp bụng to ở trẻ nhỏ kèm thêm triệu chứng sốt, phát ban, nổi mề đay… thì cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

Trên đây là một số thông tin bổ ích về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng bụng to ở trẻ nhỏ. Hy vọng những thông này sẽ giúp các bậc cha mẹ nuôi con và chăm con tốt hơn. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ nhỏ, hãy liên hệ trực tiếp đến Fagomom, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444

Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00

Chủ nhật : 8:00 – 11:30

Kết nối với chúng tôi:

– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw