- Răng khôn là răng gì?
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Thông thường mỗi người có 4 chiếc răng khôn ở 4 phân hàm.
Sở dĩ được gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi trưởng thành, khi đó, xương hàm cũng ngừng tăng trưởng và xương trở nên đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước. Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
- Khi nào nên nhổ răng khôn?
- Không cần phải nhổ răng khôn khi nó đã mọc hoàn toàn, mọc thẳng, đúng vị trí, không bị sâu, vùng nướu xung quanh không có dấu hiệu viêm hay sưng tấy, không gây đau nhức và có thể dễ dàng làm sạch một cách triệt để.
- Ngược lại, việc nhổ răng khôn là cần thiết nếu có một trong những trường hợp sau:
– Hiện diện nang hay u có nguyên nhân do răng khôn.
– Việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng sưng, đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống, gây loét nướu hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lâu ngày sẽ dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng mô nha chu răng kế cận.
– Bản thân răng khôn mắc các bệnh nha chu hay sâu.
– Nhổ răng khôn để chỉnh nha hoặc làm phục hình.
- Thời điểm nào nên nhổ răng khôn?
Không có một độ tuổi nào là chính xác nào cho việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, tuổi càng lớn chân răng càng phát triển đầy đủ, cấu trúc xương càng cứng và trở nên khó nhổ hơn, nhất là sau 30 tuổi.
- Các biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng khôn và cách xử lý?
Sưng, đau và chảy máu là những biến chứng hay gặp nhất sau khi nhổ răng khôn.
– Sưng: Là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
– Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.
– Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng
Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám bác sĩ chuyên khoa.
BS. Lê Thủy Tiên
Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quận 11
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!