Ngâm chân cho bà bầu là phương pháp nâng cao sức khỏe vô cùng tuyệt vời, không chỉ giúp giảm đau và mang đến cảm giác khoan khoái, dễ chịu sau một ngày dài di chuyển và làm việc mệt mỏi đặc biệt là bà bầu. Việc ngâm chân được đánh giá là tốt cho đông đảo mọi người, đặc biệt là với phụ nữ có thai. Hôm nay, hãy cùng Gia dụng Việt tìm hiểu về lợi ích và một số công thức ngâm chân cho bà bầu nhé.
Xem thêm >>>
- Massage chân cho bà bầu dễ ngủ
- Cách massage chân cho người hay nhức mỏi
Công dụng của việc ngâm chân đối với mẹ bầu
Giảm tình trạng phù nề, sưng mỏi
Rất nhiều chị em cho biết họ thường gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, sưng phù bàn chân khi mang bầu. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần ngâm chân mỗi tối từ 15 đến 20 phút là cơ thể có thể hồi phục sức khỏe đôi chân.
Bàn chân là nơi tập chung số lượng lớn các huyệt đạo, có kết nối với não bộ. Ngâm chân cho bà bầu bằng nước nóng giúp xoa dịu các huyệt đạo, khiến cho áp lực mà đôi chân phải gánh chịu được giảm bớt tối đa. Vì vậy mà nhiều chị em yêu thích phương pháp ngâm chân và kiên trì thực hiện xoa bóp chân mỗi ngày để giảm đau mỏi và tăng cường sức mạnh bàn chân.
Giúp mẹ bầu ngủ ngon
Ngâm chân cho bà bầu trước khi đi ngủ giúp đả thông khí huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn máu tại bàn chân, nhờ đó mà máu cùng với oxy được vận chuyển thuận lợi đến từng bộ phận trên cơ thể. Giấc ngủ sẽ ngon sẽ tới vô cùng dễ dàng và mang đến cho mẹ bầu cảm giác khoan khoái, dễ chịu để không còn tình trạng tỉnh giấc giữa đêm khuya.
Giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần
Giai đoạn mang bầu là khoảng thời gian cơ thể có nhiều thay đổi, vì thế mà tâm sinh lý của các chị em cũng gặp ít nhiều chuyển biến, rất nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi. Một số chị em lần đầu làm mẹ cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng tột độ khi mang bầu.
Do đó ngâm chân cho bà bầu chính là giải pháp tuyệt vời giúp các mẹ bầu giải tỏa stress, giúp xoa dịu mỏi mệt và chữa lành tinh thần. Bên cạnh đó, nước nóng cũng làm cho tinh thần con người được thả lỏng và giải phóng áp lực khi phải vận động nhiều.
Một số công thức pha nước ngâm chân cho bà bầu
Ngâm chân với muối
Muối không chỉ được biết đến như một loại gia vị nấu ăn hàng ngày mà còn được sử dụng trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Trong hạt muối tinh khiết chứa hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm vô cùng thích hợp để pha cùng nước nóng ngâm chân.
Cách thực hiện ngâm chân cho bà bầu bằng nước muối: Chuẩn bị 2 lít nước ấm ở nhiệt độ 40 °C. Sau đó hòa tan khoảng 3 thìa cà phê muối nguyên chất và thực hiện ngâm chân trong khoảng 15 đến 20 phút trước khi đi ngủ. Khi nhấc chân ra khỏi nước, bạn cần lau khô chân ngay lập tức để tránh bị nhiễm lạnh.
Ngâm chân với sả tươi và bã trà
Sả tươi có tính chất nóng, giúp thải độc hiệu quả kết hợp cùng bã trà giúp loại bỏ vi khuẩn và giữ gìn sức khỏe cho đôi bàn chân của bà bầu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để ngâm chân cho bà bầu theo cách này cũng vô cùng đơn giản. Chỉ với 100g bã trà, 2 thìa cà phê muối trắng và 2 củ sả.
Cách thực hiện ngâm chân với sả tươi và bã trà cho bà bầu: Đun nước sôi sau đó bỏ trà và sả vào nấu cùng trong 5 phút để các tinh chất được ngấm vào nước. Đợi nhiệt độ nước hạ xuống khoảng 40 độ C sẽ tiến hành ngâm chân và kết hợp massage chân trong quá trình ngâm.
Ngâm chân với gừng và nước nóng
Tương tự như sả, gừng là một nguyên liệu được sử dụng trong công thức ngâm chân bởi chứa tinh chất giúp làm ấm cơ thể, kích thích tuần hoàn máu và giúp người ngâm chân thư giãn bằng hương thơm nhẹ nhàng.
Cách thực hiện ngâm chân cho bà bầu với gừng và nước nóng cho bà bầu: Chuẩn bị một chậu nước ấm 40 độ C, dùng gừng đã rửa sạch đem giã nát rồi hòa với nước để tiến hành ngâm chân. Để tăng thêm hiệu quả sát khuẩn và khử mùi, bạn có thể bỏ thêm vài hạt muối trắng vào chậu ngâm của mình nhé.
Lưu ý khi mẹ bầu ngâm chân cho bà bầu trong thai kỳ
Để quá trình ngâm chân diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tối ưu, các mẹ bầu hãy lưu ý những điểm sau:
- Nhiệt độ nước ngâm chân thường được duy trì trong khoảng 40 độ C, không quá lạnh hoặc quá nóng.
- Nước ngâm chân phải ngập trên mắt cá chân 2cm và bạn cũng cần lựa chọn nơi không có gió để nhiệt độ nước ổn định hơn.
- Thời gian ngâm chân tốt cho sức khỏe bà bầu là 15 đến 20 phút, ngâm quá ít sẽ không có tác dụng còn ngâm chân quá lâu sẽ dẫn tới trường hợp thiếu máu lên não, gây đau đầu và choáng váng cho các bà bầu.
- Thời gian ngâm chân cho bà bầu phù hợp nhất là 5 – 8 giờ tối, bởi đây là lúc hệ bài tiết hoạt động mạnh mẽ nhất để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể mạnh mẽ nhất. Bạn cũng cần chú ý không nên ngâm chân sau khi ăn no mà cần đợi thức ăn tiêu hóa bớt khoảng 1 tiếng rồi mới tiến hành ngâm chân để không ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Các bác sĩ khuyên rằng không nên sử dụng bồn kim loại để ngâm chân bởi vì chất liệu này dễ làm phát sinh phản ứng hóa học với những loại thảo dược và làm giảm tác dụng của những loại thảo dược ngâm chân. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng chậu gỗ để ngâm chân an toàn nhất.
- Sau khi ngâm chân, nên massage chân cho các bà bầu để hiệu quả lưu thông máu được phát huy tối đa. Nếu bạn cảm thấy thao tác xoa bóp bằng tay khó khăn thì hãy lựa chọn máy massage chân để tiết kiệm thời gian và công sức cho bản thân mà vẫn có những trải nghiệm chân thực như được chăm sóc ở spa chuyên nghiệp.
- Những mẹ bầu có sức khỏe yếu, đau đầu mãn tính, huyết áp không nên tự ý ngâm chân mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Phương pháp ngâm chân cho bà bầu mang lại những tác dụng vô cùng tích cực cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, đây là phương pháp cổ truyền nên cần nhiều thời gian để phát huy hiệu quả, do đó các chị em hãy luôn kiên nhẫn và áp dụng hàng ngày để chăm sóc đôi chân nhé.
Câu hỏi thường gặp (2)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!