Lưu ngay Top andol fort là thuốc gì [Hot Nhất 2023]

1, Thuốc Andol Fort là thuốc gì?

Thuốc Andol Fort là loại thuốc thuộc nhóm điều trị giảm đau, hạ sốt không steroid, các bệnh lý về xương, khớp, chữa trị viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi do thay đổi thời tiết. Thuốc được sản xuất tại công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM, Việt Nam dựa theo công nghệ, kỹ thuật máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.

Số đăng ký của thuốc Andol Fort: VD-22892-15.

Dạng bào chế: Thuốc Andol Fort được bào chế ở dạng viên nén.

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.

Thành phần của thuốc Andol Fort bao gồm:

  • Paracetamol với hàm lượng 500mg
  • Loratadin với hàm lượng 5mg
  • Phenylephrine HCl với hàm lượng 10mg
  • Tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Hạn sử dụng của thuốc: 2 năm kể từ ngày sản xuất được in ấn trên bao bì sản phẩm.

Dạng đóng gói của thuốc
Dạng đóng gói của thuốc

2, Tác dụng của thuốc Andol Fort

Công dụng nổi bật của thuốc Andol Fort được biết đến như sau:

  • Điều trị một số triệu chứng do cảm, sốt gây ra: đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang,…
  • Hỗ trợ chữa trị viêm kết mạc dị ứng.
  • Có tác dụng giúp giảm đau do sốt cao không steroid.
  • Ngoài ra, Andol Fort còn giúp giảm thiểu cảm giác đau, nhức răng, đau bụng thời kỳ kinh nguyệt.

3, Thành phần của thuốc Andol Fort có tác dụng gì?

Thành phần chính của thuốc Andol Fort gồm paracetamol, loratadin, và phenylephrine HCl với công dụng cụ thể như sau:

  • Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giúp ngăn ngừa xung huyết ở vùng niêm mạc mũi khi kết hợp điều trị với khả năng kháng histamin thời gian dài của loratadin.
  • Phenylephrine HCl với công dụng làm giảm các hiện tượng co thắt, co cơ trong tiểu động mạch ở niêm mạc mũi khi tác động vào các thụ thể alpha-adrenalin.
  • Loratadin là loại thuốc trong nhóm đối kháng H1, tác dụng đẩy lùi histamin 3 và giải phóng histamin giúp các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, nghẹt mũi giảm dần.

Cơ chế tác dụng

  • Paracetamol là thành phần trong thuốc với tác dụng giảm đau, hạ sốt không bao gồm steroid. Paracetamol giống như hợp chất được chuyển hoá mang hoạt tính của phenacetin có tác dụng giảm đau tức thời. Khi thuốc kết hợp với khả năng chống lại histamin của loratadin mang lại hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng sung huyết vùng niêm mạc mũi.
  • Phenylephrine HCl có tác dụng làm co mạch và tăng huyết áp khi kích thích hoạt động của các thụ thể a1 – adrenergic. Chính vì thế, phenylephrine dẫn đến tim đập chậm, thể tích máu trong hệ tuần hoàn giảm, lưu lượng máu đi qua thận, máu trong các mô và cơ quan khác giảm nhẹ.

4, Chỉ định

Thuốc Andol Fort khuyên dùng trong điều trị các trường hợp dưới đây:

  • Người lớn có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy nước mũi,…
  • Bệnh nhân bị cảm cúm kéo dài.
  • Bệnh nhân mắc triệu chứng viêm kết mạc dị ứng.
  • Người bị viêm xoang, viêm mũi do thời tiết thay đổi.
Hình ảnh hộp thuốc
Hình ảnh hộp thuốc

5, Cách sử dụng của thuốc Andol Fort 500mg

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Andol Fort đạt hiệu quả tốt:

Liều dùng

  • Đối với người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
  • Đối với trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần ½ viên.
  • Đối với trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi: 1 lần mỗi ngày, ½ viên/ lần.

Cách dùng

  • Thuốc dùng đường uống trực tiếp.
  • Có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.
  • Tránh sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Trong trường hợp bệnh nhân không thể uống thuốc, có thể đưa thuốc vào cơ thể bằng đường đặt trực tràng.

6, Thuốc Andol Fort có dùng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú không?

Thuốc Andol Fort không nên dùng cho phụ nữ đang cho bú. Bởi thuốc có thành phần là Loratadin tham gia vào quá trình bài tiết sữa mẹ, có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ đang mang thai, cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nếu quyết định sử dụng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết.

7, Giá thuốc Andol Fort là bao nhiêu?

Thuốc Andol Fort hiện nay đang được phân phối rộng rãi trên thị trường với giá thành dao động từ 80.000 – 85.000 đồng một hộp x 10 vỉ. Giá thành của mỗi hộp thuốc có thể xảy ra chênh lệch không đáng kể, tùy thuộc vào các cơ sở phân phối thuốc khác nhau.

8, Thuốc Andol Fort có thể mua được ở đâu?

Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua thuốc Andol Fort tại hầu hết các cơ sở bán thuốc, quầy thuốc địa phương gần nhất. Tuy nhiên, khách hàng nên tham khảo một số địa chỉ bán thuốc tin cậy như: Nhà thuốc Long Châu, nhà thuốc Pharmacity, nhà thuốc Quân y 02,… để đảm bảo mua và sử dụng thuốc chính hãng, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp tới hotline của nhà thuốc online ITP Pharma để biết thêm thông tin chi tiết và công dụng của thuốc.

9, Chống chỉ định

Thuốc Andol Fort đã được khuyến cáo không nên sử dụng trong một số trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thuốc mang lại:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc có biểu hiện dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị sốt gần 40 độ kéo dài hơn 3 ngày.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2.
  • Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh tim, gan, phổi, thận,…
  • Bệnh nhân có triệu chứng thiếu hụt nồng độ glucose – 6 – phosphat dehydrogenase trong máu.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng bị suy giảm hệ hô hấp.
  • Bệnh nhân mắc bệnh suy gan.
  • Trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi.

10, Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Andol Fort

Trong quá trình dùng thuốc Andol Fort đôi khi xảy ra một số phản ứng phụ không mong muốn như:

  • Chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim đập nhanh.
  • Môi khô, có cảm giác buồn nôn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Số lượng tiểu cầu, bạch cầu bị ảnh hưởng.
  • Gây phát ban nhẹ, dị ứng, ngứa ngáy toàn thân.
Hình ảnh mặt bên của hộp thuốc
Hình ảnh mặt bên của hộp thuốc

11, Lưu ý khi sử dụng thuốc Andol Fort

Một số lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc Andol Fort để điều trị bệnh như sau:

  • Nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ để tránh gây nên những hậu quả nghiêm trọng khi tự ý sử dụng thuốc.
  • Nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau khi dùng thuốc. Bởi thành phần loratadin có trong thuốc có thể gây khô miệng, nhạt miệng, đặc biệt đối với người lớn tuổi.
  • Cẩn trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh thiếu máu do trong thuốc có thành phần là paracetamol.
  • Bệnh nhân nên tránh uống rượu trong thời gian điều trị với thuốc.
  • Sự có mặt của phenylephrin trong công thức ở dạng uống không gây ảnh hưởng xấu cho người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi ở liều cao.
  • Không sử dụng thuốc chung với một số nhóm thuốc có thành phần là paracetamol, loratadin hoặc phenylephrine.
  • Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ thích hợp, tránh nơi ẩm thấp hoặc ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
  • Ngưng sử dụng thuốc nếu phát hiện uống bị nấm, mốc do quá hạn hoặc điều kiện thời tiết.
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong gia đình.
  • Không tự ý tiêu hủy thuốc để tránh gây hại đến những người xung quanh, gây ô nhiễm môi trường.
  • Không được thay đổi liều lượng thuốc trong thời gian điều trị hoặc đưa thuốc của mình cho người khác uống khi thấy xuất hiện triệu chứng bệnh tương tự.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Andol Fort.

12, Dược động học

  • Paracetamol được hấp thu hoàn toàn và nhanh chóng qua hệ tiêu hóa và đường ruột. Chỉ trong 30 phút – 60 phút sau khi uống, thuốc đạt tác dụng mạnh nhất và đã được phân bố đều trên các mô và mạch máu của cơ thể.
  • Trong quá trình chuyển hóa: Paracetamol có trong gan tạo N – acetyl benzoquinonimin giúp chuyển hóa cytochrom P450 – một hợp chất trung gian để phối hợp với nhóm sulfhydryl tạo ra hợp chất không mang độc tính.
  • Thuốc thải trừ ra bên ngoài qua đường nước tiểu hầu hết ở dạng đã chuyển hoá. Thời gian thuốc bán thải trừ khoảng 2 – 3 giờ với tốc độ là 19 – 19,3l/h.
  • Tương tự như paracetamol, loratadin cũng được hấp thu khá nhanh qua ống tiêu hóa. Loratadin là hợp chất có tác dụng dược lý. Đây là chất tham gia tạo thành descarboethoxyloratadin. Sau thời gian sử dụng thuốc trong vòng 1 – 12 tiếng sẽ có tác dụng kháng histamin và phản ứng này xảy ra không quá 1 ngày.
  • Ngược lại với hai phần chính nêu trên, phenylephrine HCl lại được hấp thu ở trạng thái không bình thường ở hệ thống tiêu hóa do chất này phản ứng ngay tại ống tiêu hóa. Phenylephrine HCl được chuyển hoá ở trong gan và đường ruột nhờ vào enzyme monoamine oxidase (MAO).
  • Phenylephrine HCl dễ dàng đi vào các mô, nhưng chưa có nghiên cứu về việc thành phần hoạt chất này tham gia bài tiết trong sữa mẹ.
  • Phenylephrine HCl kích thích quá trình chọn lọc trên alpha 1 – adrenergic dẫn đến hiện tượng co mạch, huyết áp tăng cao.

13, Tương tác thuốc

Thuốc có thể xảy ra tương tác trong một vài trường hợp sau:

  • Uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong thời gian điều trị bằng thuốc Andol Fort dẫn đến khả năng gây nguy hại cho gan.
  • Nếu sử dụng paracetamol ở liều cao trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng kháng đông của dẫn chất indandion và coumarin.
  • Cần theo dõi người bệnh sát sao khi dùng đồng thời thành phần phenothiazin và biện pháp hạ nhiệt để tránh nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp nghiêm trọng.
  • Đối với nhóm thuốc chống co giật như: Thuốc Phenytoin, thuốc Barbiturat, thuốc Carbamazepin,… Các loại thuốc này có thể dẫn đến hiện tượng cảm ứng enzym trong microsom nằm ở tế bào gan. Đồng thời, có thể gây hại đến gan do quá trình tăng năng lượng chuyển hóa của paracetamol.
  • Nếu cho bệnh nhân kết hợp dùng phenylephrine cùng thuốc ức chế MAO sẽ gây kích thích đến hoạt động của tim và huyết áp tăng cao hơn bình thường rất nhiều.
  • Nồng độ của loratadin trong huyết tương có ảnh hưởng khi kết hợp điều trị cùng Cimetidin, Erythromycin và Ketoconazol.
Hình ảnh vỉ thuốc
Hình ảnh vỉ thuốc

14, Cách xử trí khi quên liều quá liều

Quên liều

  • Bỏ qua liều đã quên nếu thời gian uống liều tiếp theo gần hơn.
  • Không tự ý gấp đôi liều trước vào liều sau của thuốc Andol Fort.

Quá liều

  • Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng, cần được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để được chữa trị kịp thời.
  • Liên hệ trực tiếp đến trung tâm cấp cứu 115 sau khi bệnh nhân dùng thuốc gặp tình trạng biến chứng hoặc sốc.

Hy vọng những thông tin trên đây về thuốc Andol Fort mà nhà thuốc ITP Pharma gửi đến sẽ có ích cho độc giả trong việc tìm hiểu và sử dụng thuốc.

Xem thêm:

Thuốc Sotstop – Giảm đau, chống viêm, hạ sốt hiệu quả

Thuốc Statripsine là thuốc gì, Giá bao nhiêu, Có tác dụng gì?