Mẹo hay ăn sương sáo có tác dụng gì hàng đầu 2023

Sương sâm, sương sáo, bánh lọt là “bộ ba” thức uống quen thuộc trong dân gian. Những buổi trưa nắng nóng, có ly thạch sương sáo vừa mát vừa thơm thì sảng khoái nào bằng!

Cách ăn thạch sương sáo
Thạch sương sáo

Sương sáo – món ăn, thức uống giải khát thơm ngon

Bạn có thể dễ dàng mua sương sáo nấu sẵn ở chợ hoặc mua bột sương sáo về nấu ăn (trong các cửa tiệm tạp hóa và siêu thị đều có bán).

Cách nấu rất dễ, được hướng dẫn chi tiết trên bao bì và sau khi nấu xong, nếu muốn món ăn ngon hơn, bạn chỉ cần thêm nước cốt dừa, vài giọt dầu chuối và thêm nước đá nữa là đã có ly sương sáo ngon tuyệt!

Thạch sương sáo - món ăn ngon
Thạch sương sáo

Mùi sương sáo là một mùi thơm đặc trưng khó diễn tả, vừa giống thuốc bắc nhưng lại không hôi thuốc bắc mà thơm tự nhiên.

Sương sáo không xa lạ gì, thế nhưng bạn đã biết sương sáo có công dụng gì chưa? Và cây sương sáo chữa bệnh gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Sương sáo kỵ với gì?

Không ăn sương sáo với mật ong vì chúng kỵ nhau, gây chết người (trường hợp không chết thì cũng bị bệnh nặng). Ở quê tôi, nhiều năm trước có trường hợp ăn sương sáo với mật ong (do trong nhà hết đường), sau đó bị trúng độc, giãy giụa dữ dội và tử vong.

Ăn thạch sương sáo có tác dụng gì?

Thạch sương sáo có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải nóng bức do nắng. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ bị huyết trắng do nóng trong người, mỗi buổi sáng có thể ăn một ly sương sáo và ăn thường xuyên thì sẽ giúp cải thiện bệnh này.

Công dụng làm thuốc chữa bệnh của cây sương sáo

Theo y học cổ truyền, thân và lá cây sương sáo có nhiều công dụng như:

  • Giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể.
  • Chữa trị cao huyết áp.
  • Giúp giảm đau mỏi cơ bắp và đau nhức xương khớp.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường (không thêm đường khi nấu, khi ăn).
  • Chữa cảm mạo do nắng nóng.
  • Chữa viêm gan cấp tính.

Cách dùng: lấy từ 30 – 60 g thân và lá cây, cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống.

Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền bài thuốc kết hợp dùng cho bệnh tiểu đường. Cách dùng như sau:

  • Thành phần: cây sương sáo (30 g), rung rúc (45 g) và biển súc (rau đắng, 30 g).
  • Cách dùng: lấy các thành phần trên nấu sôi, tắt bếp, đợi bớt nóng thì chắt lấy nước uống trong ngày (mỗi ngày uống 1 lần như thế).
Cây sương sáo
Cây sương sáo

Cách làm thạch sương sáo

Thạch sương sáo có màu đen sánh, thơm ngon, được làm từ cây sương sáo và có nhiều cách làm khác nhau: nấu từ lá tươi, nấu từ thân lá khô và nấu từ bột sương sáo (đã được xay nát sẵn).

1. Làm thạch sương sáo từ lá sương sáo tươi

Nếu có lá sương sáo tươi, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: lấy 1 kg lá sương sáo tươi rửa sạch rồi đem nấu với 8 lít nước (đổ thêm 2 muỗng canh nước tro tàu vào cùng nấu).
  • Bước 2: Nấu đến khi nước sôi, có nhớt thì nhắc xuống và lược lấy nước.
  • Bước 3: Đổ nước đã lược vào nồi khác rồi đổ thêm 2 lít nước vào, sau đó để thêm 2 muỗng bột mì tinh (muỗng canh), khuấy đều.
  • Bước 4: Đem nồi nước ấy nấu với lửa nhẹ, liên tục vừa nấu vừa khuấy để tránh đóng cục. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, ta nhắc xuống và để nguội tự nhiên thì nước ấy sẽ đông lại thành thạch.

Ghi chú: Cách này tiết kiệm nhưng với những chị em chưa có kinh nghiệm nấu thì sẽ khó thành công trong những lần đầu. Vì vậy, ngày nay, các chị em thường chọn cách mua các gói bột sương sáo về nấu ăn (cách nấu tương tự như rau câu dừa và được hướng dẫn cụ thể trên bao bì, thêm đường trong hoặc sau khi nấu đều được).

Bột sương sáo
Bột sương sáo

2. Làm thạch sương sáo từ thân và lá sương sáo khô

Khi cây sương sáo bắt đầu ra hoa cũng là thời điểm tốt nhất để thu hái làm thạch. Ta chọn cây, cắt sát gốc rồi lấy thân và lá về, trải đều ra phơi (phơi dưới nắng nhẹ trong một ngày). Sau đó, ta cột lại và để một ngày rồi mới đem ra phơi tiếp, phơi khoảng hai hoặc ba ngày là khô.

Sau khi phơi xong, ta xay nát cây và lá sương sáo thành bột mịn rồi đổ nước vào, nấu sôi kỹ rồi lọc lấy nước, sau đó để thêm một ít bột gạo vào và tiếp tục nấu cho sôi, giữ sôi 5 phút thì tắt bếp và để nguội cho nước tự đông lại thành thạch màu đen (nếu có để thêm nước tro thì thạch sẽ mau đông hơn).

Ghi chú: Cây sương sáo khô được bán rộng rãi trên mạng, tuy nhiên, nhiều người vẫn thích mua bột sương sáo về nấu hơn vì tính tiện dụng của nó.

Những lưu ý khác khi ăn sương sáo

  • Trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều sương sáo vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng và cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.
  • Bạn nên tự mua bột sương sáo về nấu vì loại được bán sẵn ngoài chợ thường khó đảm bảo vấn đề vệ sinh.
  • Khi ăn sương sáo, bạn nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn buổi chiều tối, bạn nhé!
  • Cây sương sáo có tên khoa học là Mesona chinensis, muốn làm thạch thì phải nấu lên và khác với cây sương sâm (sâm trơn, sâm lông…), muốn làm thạch sương sâm chỉ cần vò nát lá tươi hoặc lá khô là được.

Tư liệu tổng hợp

  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 757.
  2. Cây sương sáo, https://sites.google.com/site/raurungvietnam/rau-than-thao-dhung/cay-suong-sao