SƠ CỨU BAN ĐẦU CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM Ở TAY VÀ CHÂN
BsCKII Võ Hòa Khánh
Trưởng phòng Quản lý Chất lượng – BVCTCH
Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây:
- Tổn thương cơ
- Tổn thương dây chằng
- Tổn thương gân
- Tổn thương các thành phần khác như da, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.
- Tồn thương phần mềm nặng bao gồm tổn thương mạch máu và thần kinh
Phần mềm tổn thương sẽ làm chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, sưng. phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi
Mục đích sơ cứu phần mềm ban đầu:
+ Giảm đau
+ Giảm bầm máu (sưng), tụ máu nơi tổn thương
Nếu được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng đau, sưng, phù nề sẽ giảm một cách mau chóng
ĐIỀU NÊN LÀM SAU KHI BỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM
Thông thường, trong thời gian 48 tiếng đầu tiên, nên:
1. Nghỉ ngơi: hạn chế vận động, hạn chế di chuyển càng nhiều càng tốt để giảm chảy máu, giảm phù nề, đối với chân bi tổn thương phần mềm (bong gân, tổn thương dây chằng) thì nên dùng nạng, xe lăn khi di chuyển
2. Bất động chi:
- Băng ép: thông thường dùng băng thun quấn cố định vùng bị tổn thương phần mềm
Băng thun cổ chân (nguồn từ internet)
- Nẹp bất động: có thể dùng nẹp vải, nẹp thun, nẹp hơi, nẹp bột… tùy vào phương tiện ở cơ sở y tế và tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của phần mềm
Nẹp thun đầu gối (nguồn từ internet)
Nẹp vải cổ tay (nguồn internet)
3. Chườm lạnh: dùng khăn lạnh, túi chườm lạnh áp vào vùng tổn thương, chườm lạnh giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm lạnh mỗi lần 20-30 phút, một ngày khoảng 4-6 lần. Đá nên bọc trong khăn hoặc sử dụng túi chườm lạnh y khoa và chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Chườm lạnh vùng tổn thương phần mềm (nguồn internet)
4. Kê cao vùng tổn thương phần mềm:
Kê cao chi (cao hơn mức trái tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nềvùng thấp.
Nếu là chân thì kê chân cao theo tư thế nằm
Nếu là tay thì để tay cao hơn khuỷu, cao hơn tim để tránh phù nề, treo tay bằng đai vải treo tay
Nghỉ ngơi, kê cao chi và chườm lạnh (nguồn internet)
ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM
1. Không xoa bóp: Xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.
2. Không chườm nóng: Chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…trong 48 tiếng đầu tiên. Chỉ chườm nóng (chườm ấm) sau 48 giờ
3. Không đắp rượu thuốc, lá cây, cồn, châm cứu, dầu nóng…vào vùng tổn thương
Sau khi được sơ cứu chấn thương phần mềm ban đầu, người bệnh nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm. Một số chấn thương phần mềm quá nặng và ở vùng nguy hiểm như vùng khoeo chân, đầu gối có thể có tổn thương mạch máu, thần kinh quan trọng làm thiếu máu chi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!