Khi bạn mua cục đẩy công suất hoặc amply karaoke thì ngoài các thông số thường gặp như công suất, PMPO, RMS thì còn một thông số khác chắc chắn bạn rất hay gặp, đó chính là tỷ lệ S/N. Vậy…
Tỷ lệ S/N là gì?
S/N là viết tắt của từ tiếng anh Signal-to-noise ratio (một số nơi còn viết tắt là SNR ) là một biện pháp được sử dụng trong khoa học và kỹ thuật so sánh mức độ của một tín hiệu mong muốn mức độ tiếng ồn xung quanh.
Signal-to-Noise Ratio là chỉ số đo lường giữa công suất của tín hiệu (signal*) xuất ra và tạp âm (noise*). Đại lượng này được tính bằng decible (dB). Con số này càng cao càng tốt. Ví dụ, khi trên nhãn thông số của microphone có ghi là SNR 100dB, nó giống như là công suất của tín hiệu âm thanh là 100db lơn hơn so với tạp âm (noise). Khi so sánh với microphone có SNR 70dB, thì rõ ràng 100dB sẽ tốt hơn.
Chú ý: Noise trong định nghĩa âm thanh là những tạp âm mà chúng ta không muốn nghe. Nó có thể phát sinh do âm thanh bị nhiễu loạn trên đường truyền do từ tính, hoặc do thiết bị xử lý âm thanh không tốt. Signal thì là ngược lại, đây là những âm thanh tốt, lời bài hát, lời nhạc mà chúng ta muốn nghe.
Tại sao Signal-to-Noise Ratio lại quan trọng
Tỷ lệ S/N có trong hầu hết tất cả các thiết bị âm thanh kể cả từ loa âm trần, loa treo tường đến các thiết bị trong hệ thống âm thanh hội trường đều có. Signal-to-Noise Ratio có ảnh hưởng đến âm thanh đầu ra, nếu tín hiệu (signal) nhỏ hơn tiếng ồn (noise) thì tiếng sẽ không rõ ràng, bị đục và gây khó chịu.
Ví dụ cụ thể mà bạn có thể hay gặp nhất đó là loa trên những chiếc xe tải, nghe cực kỳ chán và không rõ tiếng, đây chính là Tỷ lệ S/N quá thấp đó.
Tỷ lệ S/N như nào là tốt
Tỷ lệ S/N càng cao thì càng tốt. Nó minh chứng cho việc âm thanh không bị lẫn các tạp âm không tốt, giúp bài hát, lời nói được trong, sạch tiếng hơn.
Tỷ lệ S/N và một số điều bạn chưa biết
Trong bất kỳ thiết bị điện nào sẽ luôn luôn tồn tại NOISE. Cái này từ chuyên nghành người ta gọi là “noise floor”. Cơ bản thì tiếng Noise Floor này sẽ rất nhỏ bạn không nghe được, tuy nhiên khi thiết bị được phối ghép với nhau thì cái Noise floor này nó sẽ cộng hưởng và ngày càng tăng cao. Đến một lúc nào đó thì nó sẽ nghe được và ảnh hưởng đến bài nhạc bạn đang nghe. Tuy nhiên, có những thiết bị khi hoạt động thì chúng ta sẽ nghe được như tiếng “è è è” của tủ lạnh, hay tiếng “hiss” mỗi khi điều nút âm lượng trên TV hay máy nghe nhạc.
Vấn đề Noise floor này các nhà sản xuất đã trang bị thêm linh kiện phần cứng hoặc giải pháp phần mềm có thiết kế đặc biệt để làm giảm độ ồn đó xuống ở mức thấp nhất có thể. Nhất là trên nhiều bo mạch chủ thì người ta thường hiển thị chỉ số này như là một ưu điểm của chip âm thanh.
Đo đạc S/N như nào?
Công thức tính S/N như sau: Signal to noise = 20log(Vs/Vn) với Vs là điện áp của tín hiệu, Vn là điện áp của nhiễu do thiết bị phát sinh ra.
Nếu Vs = Vn x 100 thì tỉ số S/N = 20 x log (100) = 40dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 1% mức điện áp của tín hiệu)
Nếu Vs = Vn x 1000 thì tỉ số S/N = 20 x log (1000) = 60dB (tức là mức điện áp của nhiễu chỉ bằng 0,1% mức điện áp của tín hiệu)
Tất nhiên tỷ lệ S/N cũng chỉ là một trong rất nhiều tiêu chí để giúp đánh giá một thiết bị âm thanh có phải là hay hay không mà thôi. Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong âm thanh đó là phối ghép thiết bị với nhau, thì bạn cần nắm được 2 yếu tố đó là RMS và PMPO để ghép cho chính xác.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!