Môn Văn là một trong những môn học tương đối dài dòng và gây mệt mỏi cho nhiều học sinh. Tuy nhiên, việc học giỏi Văn thì lại khá dễ và không khó như bạn nghĩ đâu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết ngay cách học giỏi môn Văn trong 1 nốt nhạc mà không cần đi học thêm.
Lưu ý: Bài viết dùng giọng Văn có hơi tếu táo chút nhưng những chia sẻ là hoàn toàn nghiêm túc từ một học sinh mù Văn đến sinh viên đại học khối D. Mời bạn theo dõi.
Tại sao bạn học mãi không giỏi Văn?
Muốn biết cách để học giỏi môn Văn thì bạn phải biết tại sao bạn chưa học giỏi môn Văn. Tất nhiên, Cảm Hứng Sống không phải là bạn nên chúng tôi không chỉ ra được chính xác vì sao bạn chưa học giỏi môn Văn. Song, đây là một số lý do mà bạn có thể đang gặp phải
- Bạn học như con vẹt: Nếu bạn đang học Văn theo kiểu đọc cho thuộc bài phân tích rồi viết dài dòng 9 10 trang giấy y hệt những gì đã học thì bạn đích thực học theo kiểu con vẹt.
- Bạn ghét cay ghét đắng môn Văn: Nếu bạn ghét học Văn thì bạn sẽ không học giỏi môn này được đâu. Bạn cần có sự yêu thích với môn Văn cơ.
- Bạn học Văn trong sách giáo khoa và sách tham khảo: Cách học giỏi Văn này cũng tốt nhưng khiến bạn không khác gì một cái máy copy. Bỏ nhé, Cảm Hứng Sống sẽ hướng dẫn cách khác hay hơn.
Điểm quan trọng để học giỏi Văn là gì?
Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu xem điểm quan trọng khi học giỏi Văn là gì. Học giỏi ở đây có thể hiểu là đạt điểm cao, có tư duy Văn học tốt bạn nhé.
Để đạt được điều này, bạn cần 2 điều
- Viết đúng ý người chấm
- Có tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng mở rộng
- Có hiểu biết đến các tác phẩm Văn học khác, có hiểu biết đến các Văn đề xã hội khác.
Do đó, người học giỏi Văn là người có cả 3 yếu tố trên. Nhìn chung, với tình trạng nặng nề thành tích như hiện nay, các bạn học đọc chép, học vẹt là để đáp ứng tiêu chí số 1 (đúng ý người chấm) không sai nhưng không toàn diện. Học vậy thì tầm tầm lên đến 5 – 6 điểm cũng được. Muốn tiến lên con số 7, 8, 9 thì bạn phải học kiểu khác.
Cách áp dụng luật hấp dẫn để học gì cũng giỏi
3 bước học giỏi Văn trong 1 nốt nhạc
Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 cách học giỏi Văn trong 1 nốt nhạc. Đơn giản, dễ làm nhưng khó ở phần bạn có đủ ý chí để bắt đầu hay không.
Bước 1: Đọc nhiều
Hãy nhớ lại hồi bé. Trước khi biết nói, có phải bạn đã lắng nghe rất nhiều không. Từ nghe người lớn nói chuyện, nghe mẹ dạy đọc từng chữ O, A, nghe bà ru ngủ, nghe ông chơi cờ,… Nghe chính là chất liệu để bạn nói còn đọc chính là chất liệu để bạn viết.
Bạn đừng nghĩ viết Văn là phải bay bướm, hoa lá hẹ. Tất nhiên viết hoa lá cành, hay ho thì tốt. Nhưng quan trọng là bạn phải có kiến thức để viết ra cho người ta đọc. Nếu không, tất cả những hoa lá cành bạn thêm vào câu Văn sẽ trở thành vô nghĩa, không có giá trị.
Bây giờ, hãy lấy một bài Văn bất kỳ bạn đã viết. Đọc thử một câu dài dài bạn viết xem nào. Nếu câu Văn đó có quá nhiều tính từ thì xin chúc mừng, bạn đã sa vào bẫy viết hoa lá cành quá nhiều mà không tập trung cung cấp nội dung cho người đọc.
Bạn hãy cải thiện Văn đề này bằng việc đọc. Nhưng không phải là đọc tràn lan, hãy đọc có chủ đích như sau:
- Tin tức xã hội => Đọc báo, nghe VTV
- Kiến thức xã hội => Đọc sách, xem quan điểm của các vlogger
- Rèn luyện ngữ nghĩa, câu cú => Đọc truyện
- Làm giàu tâm hồn => Nghe, xem các bài hát và phim ảnh liên quan đến bài học hoặc chủ đề liên quan bài học. Ví dụ học bài Vợ chồng A Phủ thì xem luôn phim Vợ Chồng A Phủ.
Cách tập trung cao độ khi học bài [100% hiệu quả]
Bước 2: Tư duy phản biện
Quay trở lại với việc bạn nào hay học Văn theo kiểu đọc chép, học vẹt, đọc theo các ý y sì đúc trong sách giải Văn. Điều này không sai nhưng nó khiến bạn bị rập khuôn. Người ta nói A thì bạn cho là A, nói B bạn cho là B. Làm vậy bạn sẽ mất tư duy phản biện và bài viết bị đại trà, không nổi bật.
Tư duy phản biện trong Văn học là việc bạn suy nghĩ Văn đề theo nhiều chiều, nhiều góc khác nhau, thoát ra khỏi những góc nhìn xưa cũ. Triết gia Heraclitus nói rằng không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Câu nói này ngụ ý cuộc sống và Văn vật luôn biến đổi chứ không bao giờ ngừng lại.
Môn Văn và xã hội này cũng thế. Tác phẩm Văn còn đó nhưng góc nhìn và cách phân tích phải biến đổi để tạo được sự phù hợp và liên kết với cuộc sống đời thực. Bài viết như vậy mới thoát ra khỏi lối mòn và làm giám khảo trầm trồ cho bạn điểm cao.
Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý giữa việc thêm tư duy phản biện và việc viết láo lếu nhé. Có những ý, tứ đã được công nhận là đúng mà bạn bình phẩm là sai, không hay thì chắc chắn ăn 0đ.
Bước 3: Học – nghỉ đúng lúc
Môn Văn rất nhiều chữ, học cũng rất căng thẳng chứ không hề chỉ có học thuộc như mọi người Văn nghĩ. Vì thế, bạn đừng học quá sức. Học hành cũng phải cho não nghỉ ngơi, khi não thoải mái, bạn sẽ có khả năng viết và rèn luyện sức viết tốt hơn.
Cách giải tỏa stress trong học tập [Dễ, ai cũng làm được]
Lời kết
Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu cách để học giỏi môn Văn mà không cần học thêm. Bạn hãy thử áp dụng và comment lại kết quả ở phần bình luận nhé. Chú ý là có thể biến tấu cách làm đôi chút tùy theo khả năng của bạn.
Chúc bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!