Cách sửa tivi bị hư cao áp tại nhà

Hư cao áp tại nhà là một trong những lỗi thường gặp ở tivi ở các thương hiệu: Sony, Samsung, LG,…Lỗi này cũng khá phức tạp nên bạn cần phải nắm rõ cách sửa chữa để khắc phục lỗi một cách hiệu quả hơn, không làm tivi hư hỏng nặng hơn.

Triệu chứng tivi khi bị lỗi hư cao áp

Khi tivi bị lỗi hư cao áp, bạn sẽ thấy nó xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Tivi vẫn hoạt động bình thường khi mới bật lên. Nhưng chưa được 5 – 15 phút thì máy sẽ tự tắt và đèn đỏ nháy liên tục. Mới đầu nhìn vào, bạn sẽ nghĩ đó là do ổ cắm điện có vấn đề; nhưng đối với những người có kinh nghiệm thì đó là lỗi hư cao áp.
  • Tivi LCD, LED đang chạy tự nhiên bị ngắt và báo đèn đỏ. Bạn có thể nhận biết tình trạng của máy thông qua cách đếm số lần nháy của đèn đỏ báo: nếu tivi LCD bị lỗi cao áp thì đèn đỏ sẽ nháy 6 nhịp, đèn đỏ sẽ nháy đều đều 6 nhịp và ngắt quãng 1 chút sau lại nháy tiếp.
  • Màn hình thấy ảnh tối hoặc chỉ thấy sáng một nửa hoặc chỗ sáng chỗ tối.
  • Có tiếng không có hình (một số model tivi LCD samsung,LG,toshiba,sony hay bị).

cach-sua-tivi-bi-hu-cao-ap-tai-nha-3

Nguyên nhân tivi bị lỗi hư hoặc bo cao áp

Tivi bị lỗi hư hoặc bo cao áp là do 2 nguyên nhân chủ yếu:

  • Nguồn cấp điện không ổn định, chập chờn do nguồn điện quá tải hoặc sử dụng nhiều thiết bị điện trong cùng một nguồn cấp.
  • Nhiệt độ môi trường phức tạp, nóng – lạnh, ảnh hưởng bo mạch bị giãn nở, co lại liên tục.

cach-sua-tivi-bi-hu-cao-ap-tai-nha-1

Cách sửa tivi bị hư cao áp

Để sửa tivi tại nhà khi bị lỗi cao áp, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia:

Đầu tiên: Tháo phần nắp đậy ở phía sau tivi ra để lấy board mạch ra kiểm tra. Khi tháo cần nhẹ nhàng để tránh làm hư hại đến các dây cáp nguồn và dây cáp màn hình bên cạnh.

Nếu bạn không biết đâu là board cao áp thì cần lưu ý: Khi tháo nắp đậy tivi ra sẽ thấy 3 mảng main: main chính, board nguồn và board cao áp. Bạn dễ dàng nhận biết đâu là board cao áp là nhờ vào đặc điểm: thường dài hơn và có màu xanh nước biển. Ngoài ra, trên board cao áp có rất nhiều những con vít nhỏ li ti và phải chú ý chúng ta mới nhìn thấy được.

Tiếp theo: Dùng đồng hồ điện để đo một số con Ic rất nhỏ cuộn kích. Khi đo Ic, nếu đồng hồ điện không phát hiện bất thường gì, chứng tỏ IC vẫn ổn và không bị hỏng.

Sau đó: Bạn kiểm tra tiếp cuộn kích. Khi máy chạy khoảng 1 phút mà thấy cuộn kích bị nóng, có nghĩa cuộn kích đã bị chết.

Cách sửa cuộn kích:

Dùng 1 đầu tua vít nhỏ cậy hết những đầu vít nhỏ 3 chân ở phía góc ngoài cùng của board cao áp. Sau đó vệ sinh sạch sẽ chúng bằng nước dung dịch RB7. Lắp linh kiện lại vị trí ban đầu, bạn sẽ thấy máy hoạt động lại bình thường. Nhưng nếu đóng máy lại mà máy vẫn báo lỗi và ko chạy được thì bạn cần liên hệ ngay với kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Riêng đối với trường hợp do nguồn điện không ổn định, bạn chỉ cần dùng thêm ổn áp hoặc không dùng chung nguồn điện cấp cho tivi với các thiết bị điện công suất lớn: tủ lạnh, máy giặt,…sẽ gây chập cháy.

Trên đây là cách sửa tivi tại nhà khi bị lỗi cao áp, hy vọng sẽ giúp bạn khắc phục được sự cố nếu một ngày nào đó tivi hư hỏng.