Giá trần, giá sàn là gì? Cách tính và thể hiện trên bảng chứng khoán

Khi bạn mới bắt đầu tìm hiểu về đầu tư chứng khoán, việc tìm hiểu các thuật ngữ là việc hết sức cần thiết để bạn có thể phân tích và lên chiến lược hiệu quả. Trong đó, giá trần giá sàn là khái niệm quan trọng hơn cả khi giao dịch chứng khoán. Vậy 2 loại giá này là gì? Hãy cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu ngay sau đây!

Xem thêm: Cách đọc bảng chứng khoán chi tiết cho nhà đầu tư mới.

Giá trần, giá sàn là gì?

Giá trần là gì?

Giá trần (Price Ceiling) là mức giá cao nhất trong một phiên giao dịch mà người đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Và dù bạn có muốn mua với một mức giá cao hơn giá trần thì cũng sẽ không khớp lệnh được.

Ý nghĩa của giá trần là để đảm bảo thị trường chứng khoán không bị thao túng bởi các “cá mập”, các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng,… vì giá cổ phiếu sẽ chỉ đạt đến một mức nhất định chứ không tiếp tục tăng thêm.

Giá sàn là gì?

Giá sàn (Price Floor) trái ngược với giá trần, đây là mức giá thấp nhất trong một phiên giao dịch mà người đầu tư có thể mua, bán chứng khoán. Và bạn sẽ không thể đặt lệnh với mức giá thấp hơn giá sàn được.

Ví dụ: Mã chứng khoán Vinamilk (VNM) trên sàn HoSE vào ngày 16/03/2022 có giá trần là 82.600 và giá sàn là 71.800. Có nghĩa là khi đặt lệnh mua bán, bạn chỉ có thể đặt giá trong khoảng từ 71.800 đồng – 82.600 đồng/cổ phiếu.

Cách tính giá trần và giá sàn

Ngoài ra, để bạn có thể hiểu thêm và khái niệm của giá trần, giá sàn, Timo cũng sẽ chia sẻ thêm cách tính được áp dụng cụ thể như sau:

Công thức tính giá trần:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)

Công thức tính giá sàn:

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)

Trong đó:

  • Giá tham chiếu sẽ được xác định như sau:
    • Sàn HoSE: Là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang được giao dịch (trừ trường hợp đặc biệt).
    • Sàn HNX: Là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước (trừ trường hợp đặc biệt).
    • Sàn UPCoM: Là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt).
  • Biên độ dao động của 3 sàn sẽ được quy định cụ thể như sau:
Loại chứng khoánHOSEHNXUPCoM

Ví dụ: Sàn UPCoM đang có mã chứng khoán ABC đang có giá tham chiếu là 11.1 (tương đương 11.100 đồng/cổ phiếu). Vậy giá trần, giá sàn sẽ là:

  • Giá trần = 11.1 + (11.1 * 15%) = 12.7
  • Giá sàn = 11.1 – (11.1 * 15%) = 9.5

Tìm hiểu thêm: Giá tham chiếu là gì? Cách tính giá tham chiếu sàn HNX, HoSE, UPCoM.

Cách thể hiện giá trần, giá sàn trên bảng chứng khoán

Thay vì phải tính một cách thủ công, thì các bảng giao dịch điện tử gần như đều có liệt kê tự động 3 mức giá sàn, giá trần và giá tham chiếu để nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích.

Và khi đó, bảng điện tử cũng sẽ quy định riêng màu sắc cho từng loại giá để dễ dàng phân biệt. Trong đó, màu tím sẽ là giá trần, màu xanh là giá sàn và màu vàng sẽ là giá tham chiếu, theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM và Hà Nội. Còn lại các mức giá tăng giảm sẽ được hiển thị màu xanh hoặc đỏ.

Ngoài ra, ở một số công ty chứng khoán, sàn giao dịch khác, giá sẽ được thể hiện theo màu xanh (tăng), đỏ (giảm) và có ký hiệu thêm CE (ceiling), FL (floor) bên cạnh để phân biệt giá trần giá sàn.

Nhìn chung qua bài viết trên, bạn đã nắm được khái niệm giá trần, giá sàn và cách tính từng loại giá cũng như cách xem trên bảng điện tử. Kế tiếp, điều bạn cần chuẩn bị sẽ là kiến thức về việc phân tích và lên chiến lược đầu tư một cách thông minh, hiệu quả. Nhưng nếu bạn không có nhiều thời gian để có thể phân tích và đủ kinh nghiệm để phân tích mức giá phù hợp để đầu tư, đặt lệnh giao dịch thì có thể lựa chọn hình thức đầu tư quỹ mở để các chuyên gia có thể thay bạn thực hiện điều đó.

VinaCapital là Công ty Quản lý Quỹ có kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam với dịch vụ khách hàng đi đầu và luôn mang lại lợi nhuận vượt trội. Timo hiện đang là một trong những đối tác chiến lược của VinaCapital. Bạn có thể đầu tư vào một trong 4 giải pháp đầu tư sinh lời tùy vào khẩu vị rủi ro của bản thân.

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).

Đặc biệt hơn, khi bạn mở tài khoản đầu tư, đội ngũ chuyên gia trong ngành sẽ hỗ trợ bạn từ A – Z từ việc lên chiến lược, chọn loại hình đầu tư phù hợp, phân tích thị trường hằng ngày và cắt lỗ đúng thời điểm nếu xu hướng giảm mạnh. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể theo dõi hiệu quả đầu tư ngay trên ứng dụng ngân hàng số Timo một cách tiện lợi, minh bạch.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập (%)
Nguồn: VinaCapital

Xem thêm: Lợi nhuận quỹ mở được tính như thế nào?

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình. Và đừng quên theo dõi Timo để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích nhé!