Tuổi tác không trực tiếp gây ra tình trạng khô miệng. Thế nhưng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và chịu tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh này tăng theo tuổi tác. Do đó, người lớn tuổi cũng thường gặp phải tình trạng cổ họng bị khô khi ngủ.
5. Tác nhân từ môi trường
Triệu chứng khô họng và các vấn đề hô hấp khác thường xuất hiện khi thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp. Bạn cũng sẽ dễ bị cổ họng bị khô khát nước nếu ngủ trong phòng kín bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp, vì máy lạnh lấy đi hơi ẩm từ không khí.
Ngoài ra, cảm giác khô rát, ngứa ngáy cổ họng có thể sinh ra khi không khí phòng ngủ không được trong lành, có nhiều khói, bụi. Một số ít người bị có thể bị khô họng do kích ứng với phấn hoa, lông động vật, nước lau sàn, xà phòng, nước xả vải…
Mách bạn cách khắc phục tình trạng bị khô cổ họng khi ngủ
Có thể thấy nguyên nhân gây khô miệng ở mỗi người, mỗi thời điểm không hề giống nhau. Biện pháp cải thiện do đó cũng phụ thuộc vào thực tế của bạn.
1. Uống đủ nước
Bạn cần uống đủ nước để tránh bị khô cổ họng khi ngủ. Một người cần uống từ 1.5 đến 2.5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng cũng như hoạt động của cơ thể. Bạn cũng nên tiếp nhận nước bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh để được bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất.
Thói quen uống đủ nước cũng là một cách để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng đối với các bệnh đường hô hấp thường gặp.
2. Tránh các thức uống khử nước vào buổi tối
Bạn không nên uống các thức uống chứa cồn (bia, rượu) hoặc các thức uống chứa caffeine (trà, cà phê) gần giờ ngủ để tránh bị khô cổ họng khi ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
3. Giảm nhẹ triệu chứng đối với bệnh đường hô hấp thông thường
Nếu bị khô cổ họng khi ngủ do cảm, cúm, viêm mũi dị ứng và viêm họng nhẹ, bạn không cần lo lắng vì những bệnh này sẽ tự biến mất sau một vài ngày. Tuy vậy nếu gặp quá nhiều cảm giác khó chịu, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muỗi loãng tự pha đảm bảo vệ sinh. Nước muối rất hiệu quả trong việc làm dịu, giữ ẩm niêm mạc, rửa trôi chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở đồng thời giảm bớt lượng virus, vi khuẩn khu trú trong mũi và họng.
- Uống thuốc kháng viêm không steroid để giảm viêm, sưng, nghẹt mũi và giảm các khó chịu ở cổ họng.
- Dùng thuốc xịt mũi để thông mũi.
- Dùng viên ngậm viêm họng để làm ẩm họng, giảm cảm giác khó chịu.
- Uống thức uống ấm như trà hoa cúc, trà mật ong giúp mang lại cảm giác dễ chịu.
Khuyến khích súc họng bằng nước muối ngay khi cảm giác khô rát cổ họng mới xuất hiện để hạn chế triệu chứng này nặng hơn.
4. Khắc phục khô họng do bệnh nền mạn tính và thuốc điều trị
Bạn có thể yêu cầu bác sĩ điều chỉnh loại thuốc đang sử dụng hoặc kê thêm thuốc uống, nước súc miệng kích thích tiết nước bọt nếu việc điều trị kéo dài.
Nhai kẹo sing-gum và ngậm kẹo không đường cũng là những cách đơn giản để kích thích tiết nước bọt và bảo vệ răng khỏi bị sâu do khô miệng.
5. Điều trị tắc nghẽn đường thở
Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cổ họng bị khô khi ngủ như viêm xoang, dị hình trong mũi, ngủ ngáy, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ… cần được điều trị. Mục đích không chỉ để cải thiện giấc ngủ, mà còn giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài, tránh phát sinh các hậu quả khác về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, trầm cảm…
6. Sắp xếp không gian phòng ngủ
Bạn có thể điều chỉnh lại không gian phòng ngủ bằng những cách sau để tránh bị khô cổ họng khi ngủ:
- Đặt máy tạo độ ẩm hoặc một chậu nước nhỏ trong phòng nếu dùng máy lạnh hoặc vào những ngày thời tiết hanh khô.
- Vệ sinh phòng ngủ đảm bảo không khí lưu thông tốt, tránh ẩm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
- Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm với bụi, phấn hoa, lông thú cưng… cần làm sạch phòng ngủ thường xuyên, đóng kín cửa sổ khi ngủ để các tác nhân này theo không khí bay vào gây kích ứng.
- Thay đổi loại nước lau sàn, xà phòng, nước xả vải… nếu những sản phẩm này là nguyên nhân gây viêm mũi, viêm họng dị ứng.
Tóm lại, triệu chứng bị khô cổ họng khi ngủ về cơ bản không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một căn bệnh nào khác cần được quan tâm. Nếu tình trạng không tự cải thiện sau khi áp dụng những cách đơn giản tại nhà, bạn cần đi khám để được xác định nguyên nhân và điều trị đúng hướng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!