Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Các phong cách lãnh đạo đề cập đến hành vi đặc trưng khi chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Một phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ giúp truyền cảm hứng và nhận được sự đồng thuận sâu sắc từ nhân viên, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chiến lược. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Khái niệm lãnh đạo là gì?

Chúng ta có thể hiểu, phong cách lãnh đạo là một phương thức và cách tiếp cận của một nhà quản lý đối với nhân viên của mình, thông qua việc đề ra những phương hướng, thực hiện kế hoạch, mục tiêu và tạo nguồn động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của nhân viên, phong cách này thường được thể hiện thông qua những hành động mang tính chất rõ ràng hoặc ngầm ý từ người quản lý của họ.

Các phong cách lãnh đạo thường phụ thuộc nhiều vào tính chất của nghề nghiệp, lĩnh vực và môi trường hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất bên trong, phong cách này đều được xây dựng thông qua nhận thức, đạo đức và phẩm chất của mỗi người sao cho phù hợp nhất với các chuẩn mực của xã hội và trở thành nguồn động lực cho sự phát triển của toàn xã hội.

Có thể chia phong cách lãnh đạo thành nhiều loại khác nhau, ví dụ: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo uỷ quyền, phong cách lãnh đạo trao đổi,…. Mỗi nhà lãnh đạo có thể chọn một hoặc một số phong cách lãnh đạo cho phù hợp nhất.

Các phong cách lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Phong cách lãnh đạo của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu một số yếu tố điển hình nhé.

Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác

Tìm hiểu thêm:

>> 4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba

>> 5 kỹ năng quản trị cần có mà nhà quản lý nào cũng cần nắm vững

>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?

Đây chính là yếu tố đầu tiên tác động tới phong cách lãnh đạo. Khi thay đổi một môi trường mới, phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc tại môi trường làm việc trước đó vào môi trường làm việc hiện tại. Bởi khi làm việc tại môi trường trước đó đã tạo cho nhà lãnh đạo những thói quen về nghề nghiệp và điều này rất khó thay đổi.

Tuy nhiên để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt nhất, người lãnh đạo nên có sự thích nghi và hài hoà điều này. Bởi đôi lúc phong cách lãnh đạo ở môi trường cũ sẽ không còn phù hợp với một môi trường hay tổ chức mới.

Môi trường đào tạo

Nếu như được làm việc trong một môi trường tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ, tự do thì nhà lãnh đạo cũng sẽ có xu hướng quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ.

Ngược lại, nếu ở trong một môi trường đào tạo hiện rõ sự độc đoán, sự ra lệnh thì nhà lãnh đạo sẽ có xu hướng mang phong cách lãnh đạo như thế. Đó là bởi vì khi người quản lý đã có một khoảng thời gian dài tiếp xúc trong môi trường đào tạo như vậy thì nó sẽ góp phần vào việc tạo nên phong cách của các nhà lãnh đạo.

Tâm lý của nhà lãnh đạo

Tâm lý của nhà lãnh đạo cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn mọi người khi mới bắt đầu với công việc đều có phần e ngại và không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Có thể nhà quản lý chưa có đủ thời gian để thích nghi với môi trường mới hoặc cũng có thể cần có thêm điều kiện, sự tiếp xúc, tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp,… để có thể định hình được phong cách lãnh đạo mà mình sẽ áp dụng.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài làm việc, mọi việc tiến triển tốt đẹp và quy trình làm việc ổn định hơn, nhà lãnh đạo sẽ thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình. Vì vậy, tâm lý cũng là yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.

Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo

Tham khảo thêm:

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

>> Bỏ túi “bí kíp” bố trí nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý

Ví dụ những người có năng lực nghề nghiệp cao, trình độ chuyên môn tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm mang tới hiệu quả công việc nhanh chóng.

Ngược lại, đối với những nhà lãnh đạo có kỹ năng chuyên môn không cao, sẽ không dám tự đưa ra quyết định trong công việc. Những nhà lãnh đạo này thường phải tham khảo thêm ý kiến của cấp dưới. Do đó, những nhà lãnh đạo này thường mang phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ. Bên cạnh đó, các phong cách lãnh đạo cũng có thể thay đổi qua từng giai đoạn khác nhau, sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Kết luận

Tóm lại, nắm vững khái niệm và các yếu tố tác động đến các phong cách lãnh đạo sẽ giúp cho quá trình xây dựng doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất. Song song với việc hiểu rõ bản thân, nhà quản lý cần hiểu rõ nhân viên để đưa ra sự lựa chọn phong cách phù hợp trong từng tình huống. Do đó, để đánh giá khách quan nhất, việc sử dụng các công cụ đánh giá toàn diện năng lực nhân sự đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hy vọng chia sẻ trên đây đã mang tới nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn trau dồi kỹ năng và kiến thức hay để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

làm thế nào để đánh giá nhân viên hiệu quả