Mặt trời mọc hướng nào và lặn ở hướng nào?

Mặt trời mọc hướng nào chắc chắn không phải là câu hỏi khó với nhiều người vì chắc chắn mọi người sẽ trả lời ngay là mọc ở Hướng Đông. Thế nhưng, trên thực tế thì mặt trời có xuất hiện mỗi ngày vào hướng chính đông không? Cùng Invert tìm hiểu ngay!

Có mấy hướng mặt trời mọc và lặn?

Đa phần mọi người đều cho rằng mặt trời mọc Hướng Đông và lặn vào hướng tây. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngoài hướng chính đông, chính tây, mặt trời còn mọc vào những hướng dưới đây:

  • Hướng Đông Bắc
  • Hướng Đông Nam
  • Hướng Tây Bắc
  • Hướng Tây Nam

Các hướng chi tiết bao gồm:

  • Bắc Tây Bắc
  • Bắc Đông Bắc
  • Đông Đông Bắc
  • Đông Đông Nam
  • Nam Đông Nam
  • Nam Tây Nam
  • Tây Tây Nam
  • Tây Tây Bắc

Đây là những hướng chi tiết nhất về hướng mặt trời lặn và hướng mặt trời mọc theo khoa học. Còn theo phong thủy, người ta sẽ chia ra làm các hướng khác nhau là Hướng Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch. Trong đó:

  • Đông Tứ Trạch sẽ bao gồm các hướng Bắc, Hướng Đông Nam, Hướng Đông và Hướng Nam.
  • Tây Tứ Trạch bao gồm hướng Tây, hướng Tây Bắc, hướng Tây Nam và Hướng Đông Bắc.

Mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào?

Quan niệm rằng mặt trời mọc Hướng Đông và lặn vào hướng Tây về cơ bản là không sai nhưng cũng chưa hoàn toàn đúng. Theo các nghiên cứu liên quan đến sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời thì mặt trời và trái đất luôn có sự chuyển động liên tục. Do đó, vào mỗi ngày thì mặt trời sẽ có thời điểm mọc và lặn khác nhau, đi kèm theo đó là sự thay đổi về hướng và các tọa độ. Vì vậy, mặt trời cũng có thể mọc vào Hướng Đông Bắc, đông nam… mà không nhất thiết phải là hướng chính đông như quan điểm của nhiều người hiện nay.

Trên thực tế, mặt trời sẽ mọc ở hướng chính đông vào một ngày duy nhất trong năm thuộc ngày xuân phân (thường là ngày 21 hoặc 22 tháng 3 hàng năm). Mặt trời cũng lặn vào hướng chính tây duy nhất vào ngày thu phân (thường là ngày 23 hoặc 24 tháng 9 hàng năm).

Ở những thời điểm khác, mặt trời thường mọc và lặn xa với quỹ đạo ban đầu nên sẽ có sự chênh lệch dần theo thời gian. Chẳng hạn, vào ngày hạ chí thì mặt trời sẽ mọc xa về phía Đông Bắc, lặn xa về hướng tây. Còn vào ngày đông chí thì mặt trời sẽ mọc ở Hướng Đông nam và lặn ở hướng Tây Nam.

Tại sao mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây?

Vòng quay của Trái đất: Sở dĩ người ta vẫn thường quan niệm hướng mọc – lặn của mặt trời là do cách thức vận động và quỹ đạo vòng quay của trái đất. Khi trái đất tự quay xung quanh trục thì nó sẽ bắt đầu quay từ Tây sang Đông. Theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.

Mặt nào của trái đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Dựa theo đúng quy luật chuyển động từ Tây sang Đông đó mà người ta thấy hiện tượng mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây.

Quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời: Chúng ta đều biết rằng trái đất không chỉ tự quay quanh trục của mình mà nó còn quay xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo gần giống hình elip gần tròn. Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục trái đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó chính là sự chuyển động tịnh tiến.

Cách xác định các hướng bằng việc nhìn mặt trời mọc và lặn

Bên cạnh việc tìm hiểu mặt trời mọc hướng nào và lặn hướng nào thì chúng ta cũng nên tìm hiểu thêm về những cách xác định phương hướng bằng cách nhìn hướng mặt trời mọc và lặn. Cụ thể, hãy tham khảo những chia sẻ của đội ngũ Invert trong nội dung dưới đây!

Xác định hướng trực tiếp

Đây là phương pháp cơ bản nhất bạn có thể xác định được phương hướng một cách nhanh chóng. Cụ thể, nếu xác định hướng mặt trời lặn và mặt trời mọc thì bạn sẽ dễ dàng xác định những hướng còn lại. Vào buổi sáng, mặt trời sẽ bắt đầu mọc vào Hướng Đông và buổi tối mặt trời sẽ lặn vào hướng tây. Mặc dù có sự sai số bởi quá trình chuyển động của mặt trời nhưng về cơ bản thì các hướng sẽ không bị chênh lệch quá nhiều. Do đó, nếu bạn lạc trong rừng hoặc lênh đênh trên biển không rõ phương hướng thì hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để xác định hướng tạm thời.

Xác định theo phương pháp Owen Doff

Với phương pháp này, chúng ta sẽ có thể xác định được phương hướng thông qua bóng của chiếc gậy. Cụ thể, bạn cần sử dụng gậy cắm vuông góc lên mặt đất và lấy đỉnh bóng của chiếc gậy lần đầu (điểm T), sau 15 phút, chúng ta sẽ lấy lại đỉnh bóng một lần nữa (điểm Đ) và nối 2 điểm đó lại với nhau. Khi đó, chúng ta sẽ có được đường thẳng chỉ về Hướng Đông Tây với T là hướng Tây và Đ là Hướng Đông. Từ 2 hướng này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng phân biệt được Hướng Nam và hướng bắc.

Xác định dựa vào hướng gió

Bên cạnh những chia sẻ trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn xác định phương hướng bằng cách dựa vào hướng gió và xác định hướng mặt trời mọc nếu tình cờ ngày hôm đó không có mặt trời. Cụ thể, nếu muốn biết gió đi theo những hướng nào thì bạn hoàn toàn có thể nhìn vào hướng của cỏ cây ven đường hoặc những thứ bị gió tác động làm lung lay. Việt Nam chúng ta hiện nay có 2 mùa gió chính là gió Đông Bắc thổi từ Hướng Đông Bắc và xuất hiện vào khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Hướng gió mùa Tây Nam sẽ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Gió mùa Đông Bắc sẽ được xác định là thổi từ Đông Bắc đến Tây Nam và ngược lại. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại nhược điểm vì chúng ta sẽ khó xác định khi chưa có gió hoặc bước vào thời điểm chuyển mùa.

Tóm lại, nếu với những chia sẻ nêu trê thì chắc hẳn bạn đọc đã có được câu trả lời chính xác liên quan đến việc mặt trời mọc hướng nào và lặn ở hướng nào. Đồng thời biết thêm những cách xác định phương hướng hữu ích cho bản thân.