Tổng Quan Về Các Công Cụ Và Thanh Công Cụ Trong Photoshop

TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TRONG PHOTOSHOP VÀ THANH CÔNG CỤ

Tìm hiểu về các công cụ của PTS cũng như thanh công cụ (Toolbar). Nói rõ về cách tổ chức thanh công cụ và cách truy cập vào các công cụ ẩn của nó.

Chúng ta đã tìm hiểu chung về giao diện và các tính năng chính. Trong bài này, hãy cùng nhau đi tìm hiểu sâu hơn về tất cả các công cụ của PTS và Toolbar. Toolbar là nơi chứ các công cụ làm việc trong PTS. Có rất nhiều công cụ để thực hiện các lựa chọn, cắt, chỉnh sửa hình ảnh…

Trước tiên hãy bắt đầu xem xét Toolbar, bao gồm cách tổ chức và cách truy cập các công cụ ẩn. Sau đó xem xét tóm tắt nhanh chức năng từng công cụ trong Toolbar.

Mặc dù mình đang sử dụng phiên bản 2021 tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với những phiên bản trước đó. Lưu ý nhỏ có thể sẽ có một số công cụ không có sẵn trong phiên bản cũ hơn.

Thanh Công Cụ Trong PTS

Thanh công cụ được sắp xếp nằm ở dọc phía bên trái của màn hình:

thanh cong cu photoshop

Thanh công cụ.

Chọn Hiển Thị Thanh Công Cụ Dưới Dạng Cột Đơn Hoặc Cột Đôi

Theo mặc định, thanh công cụ được đặt dưới dạng một cột dài đơn lẻ. Tuy nhiên nó có thể đổi thành cột đôi, giúp rút ngắn chiều dài của thanh công cụ lại bằng cách nhấp vào mũi tên kép ở trên cùng. Nhấp vào một lần nữa để quay lại sử dụng dưới dạng cột đơn:

Thanh công cụ có thể đổi thành dạng cột đơn hoặc cột đôi.

Bố Cục

Hãy nhìn vào cách sắp xếp thanh công cụ của PTS. Mặc dù trông nó có vẻ được liệt kê một cách ngẫu nhiên, nhưng sự thực trình tự đó là một thứ tự hoàn toàn hợp lý với các công cụ có liên quan được nhóm lại với nhau.

Ở trên cùng, chúng ta có công cụ Move (di chuyển) và Selection (lựa chọn). Ngay bên dưới là Crop (cắt) và Slice (cắt layout). Tiếp đến là công cụ đo lường (measurement tools), sau đó là các công cụ phục vụ cho việc chỉnh sửa và vẽ tranh (retouching and paiting) của PTS.

Dưới nữa là công cụ để vẽ và tạo văn bản (drawing and type), và cuối cùng là công cụ điều hướng (navigation):

Tổng Quan Về Các Công Cụ Và Thanh Công Cụ Trong Photoshop

Bố cục của thanh công cụ.

Công Cụ Ẩn Trong Thanh Công Cụ

Mỗi công cụ nằm trong thanh công cụ đều được thể hiện bằng một biểu tượng và tất nhiên còn nhiều công cụ hơn so với những gì ta nhìn thấy.

Một mũi tên nhỏ ở góc dưới cùng bên phải của biểu tượng công cụ biểu thị rằng có nhiều công cụ cùng được nhóm vào cùng vị trí này:

Hầu hết các biểu tượng trên thanh công cụ chứa nhiều hơn một công cụ.

Để xem các công cụ bổ sung hãy nhấp và giữ vào biểu tượng. Hoặc có thể nhấp chuột phải (windows) hay ấn control khi nhấp chuột (Macbook) vào biểu tượng. Một menu sẽ mở ra liệt kê các công cụ có sẵn khác.

Ví dụ, nếu mình nhấp và giữ biểu tượng Rectangular Marquee, menu hiện ra cho biết cùng được nhóm vào với nó còn có Elliptical Marquee, Single Row Marquee và Single Column Marquee.

Nhấp vào tên của công cụ bổ sung để lựa chọn. Mình sẽ chọn Elliptical Marquee:

Tổng Quan Về Các Công Cụ Và Thanh Công Cụ Trong Photoshop

Chọn công cụ ẩn.

Công Cụ Mặc Định

Công cụ ban đầu hiển thị trên Toolbar là công cụ mặc định. Ví dụ, Rectangular Marquee được mặc định xếp tại vị trí thứ hai từ trên xuống. Nhưng không phải lúc nào PTS cũng hiển thị công cụ mặc định, thay vào đó nó sẽ hiển thị công cụ được chọn gần nhất.

Lưu ý sau khi chọn công cụ Elliptical Marquee từ menu công cụ ẩn thì công cụ Rectangular Marquee sẽ không xuất hiện trên Toolbar nữa, thay vào đó sẽ là Elliptical Marquee:

Mỗi vị trí trên Toolbar hiển thị công cụ mặc định hoặc công cụ lựa chọn gần nhất.

Bây giờ để chọn Rectangular Marquee bạn cần nhấn giữ chuột phải (Window) hoặc Ctrl rồi nhấp chuột (Macbook) vào biểu tượng Elliptical Marquee. Sau đó chọn Rectangular Marquee từ menu công cụ ẩn:

Tổng Quan Về Các Công Cụ Và Thanh Công Cụ Trong Photoshop

Chọn Rectangular Marquee Tool từ menu công cụ ẩn sau Rectangular Marquee.

Tóm Tắt Các Công Cụ Của PTS

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sắp xếp thanh công cụ của PTS.

Phía dưới chính là tóm tắt nhanh về từng công cụ, cùng với đoạn mô tả ngắn gọn về chức năng của nó. Tất cả được liệt kê theo thứ tự từ trên xuống dưới. Ở đây mình sẽ chỉ nói sơ qua và sau này mình sẽ nói cụ thể hơn trong một bài viết khác.

Dấu hoa thị “*’’ sau tên mỗi công cụ cho biết đó là công cụ mặc định, chứ cái trong ngoặc đơn là phím tắt dành cho công cụ đó. Để chuyển qua các công cụ có cùng phím tắt, chỉ cần nhấn giữ phím Shift khi nhấn phím tắt. Bản danh sách dưới đây được cập nhật theo Photoshop CC 2021 cho nên có thể sẽ có một số công cụ không có sẵn trong các phiên bản trước đó.

Công Cụ Di Chuyển Và Lựa Chọn

Move * (V)

Công cụ này dùng để di chuyển các layer, vùng được chọn và hướng dẫn trong document. Bật “Auto-Select” để tự động chọn layer hay nhóm mà bạn nhấp vào.

Artboard Tool ( V )

Công cụ này cho phép bạn dễ dàng thiết kế nhiều bố cục web hay UX (trải nghiệm người dùng) cho các thiết bị hay kích thước màn hình khác nhau.

Rectangular Marquee * ( M )

Công cụ này giúp vẽ các đường viền vùng được chọn theo hình chữ nhật. Nhấn giữ Shift khi bạn kéo để vẽ vùng muốn chọn theo hình vuông.

Elliptical Marquee Tool ( M )

Công cụ này giúp vẽ các đường viền vùng được chọn theo hình tròn. Nhấn giữ Shift khi bạn kéo để vẽ vùng muốn chọn theo hình tròn.

Single Row Marquee

Công cụ này chọn một hàng ngang pixel trong ảnh từ trái qua phải.

Single Column Marquee

Công cụ này chọn một hàng dọc pixel trong ảnh từ trên xuống dưới.

Lasso * ( L )

Công cụ này dùng để vẽ đường viền một cách tùy ý xung quanh một đối tượng.

Polygonal Lasso ( L )

Nhấp vào xung quanh một đối tượng bằng công cụ này để bao quanh đối tượng đó bằng một đường viền lựa chọn có dạng đa giác, có cạnh thẳng.

Magnetic Lasso ( L )

Công cụ này gắn đường viền vùng được chọn vào các cạnh của đối tượng khi bạn di chuyển con chuột xung quanh nó.

Object Selection * ( W )

Công cụ này cho phép bạn lựa chọn đối tượng bằng cách kéo đường viền lựa chọn xung quanh nó.

Quick Selection ( W )

Cộng cụ này giúp bạn dễ dàng chọn đối tượng bằng cách dùng cọ vẽ lên nó. Bật “Auto-Enhance” trong thanh tùy chọn để có các lựa chọn tốt hơn.

Magic Wand ( W )

Công cụ này dùng để chọn các vùng có màu giống nhau chỉ trong một cú nhấp chuột. Giá trị “Tolerance” trong thanh tùy chọn sẽ giúp đặt phạm vi màu muốn chọn.

Công Cụ Cắt

Crop * ( C )

Công cụ này dùng để cắt hình ảnh hoặc loại bỏ những phần không mong muốn. Bỏ chọn “Delete Cropped Pixels” trên thanh tùy chọn để cắt ảnh nhưng không làm hỏng ảnh gốc.

Perspective Crop ( C )

Công cụ này vừa dùng để cắt ảnh, vừa có tác dụng khắc phục các sự cố biến dạng hay phối cảnh thường gặp.

Slice ( C )

Công cụ này sẽ chia hình ảnh hoặc bố cục thành các phần nhỏ hơn (lát cắt) có thể được xuất và tối ưu hóa riêng biệt.

Slice Select ( C )

Sử dụng công cụ này để chọn các lát cắt riêng lẻ được tạo ra bởi công cụ Slice.

Frame * ( K )

Công cụ này cho phép bạn đặt hình ảnh thành hình chữ nhật hoặc elip, tính năng mới của Photoshop CC 2019.

Công Cụ Đo Lường

Eyedropper * ( I )

Công cụ này lấy mẫu màu sắc bạn chọn. Sử dụng “Sample Size” trong thanh tùy chọn để thể hiện tốt hơn màu của khu vực được lấy mẫu.

3D Material Eyedropper ( I )

Sử dụng công cụ này để lấy mẫu từ mô hình 3D trong PTS.

Color Sampler ( I )

Công cụ này giúp hiển thị các giá trị màu cho vùng đã chọn lấy mẫu. Có thể lấy tối đa bốn khu vực cùng một lúc. Xem thông tin màu trong bảng thông tin của PTS.

Ruler ( I )

Dùng để đo khoảng cách, vị trí và góc. Nó hoàn toàn tuyệt vời cho việc định vị hình ảnh các yếu tốc chính xác tại nơi bạn cần sử dụng.

Note ( I )

Công cụ này cho phép bạn đính kèm các ghi chú vào tài liệu PTS để nhắc nhở bản thân hay ai đó cùng hợp tác một vấn đề gì đó. Ghi chú được lưu dưới dạng một phần của tệp .PSD.

Count Tool ( I )

Sử dụng công cụ này để đếm thử công số lượng đối tượng trong ảnh, hoặc để PTS tự động đếm những vùng được chọn trong ảnh.

Công Cụ Chỉnh Sửa Và Vẽ

Spot Healing Brush Tool * ( J )

Công cụ này giúp loại bỏ các nhược điểm hay vấn đề có kích thước nhỏ trong ảnh. Lưu ý sử dụng kích thước brush lớn hơn một chút so với chỗ cần xử lý để đạt được kết quả tốt nhất.

Healing Brush Tool ( J )

Công cụ này giúp chỉnh sửa khu vực có vấn đề với kích thước lớn hơn bằng cách tô lên khu vực cần xử lý. Nhấn phím Alt (Window) hoặc Option (Macbook) để chọn mẫu thay thế phù hợp rồi sau đó tô lên khu vực cần sửa lại.

Patch Tool ( J )

Công cụ này giúp vẽ một đường viền với hình dạng tùy ý xung quanh khu vực có vấn đề. Sau đó kéo phần đã được lựa chọn để chỉnh sửa. ra khu vực có mẫu hình ảnh đẹp phù hợp.

Content-Aware Move Tool ( J )

Công cụ này có chức năng lựa chọn và di chuyển phần hình ảnh được chọn ra một vị trí khác. PTS sẽ sử dụng các yếu tố từ các khu vực xung quanh phần được chuyển đi để tự động lấp đầy vị trí bị hổng.

Red Eye Tool ( J )

Công cụ này khắc phục tình trạng mắt đỏ do chụp đèn flash.

Brush Tool * ( B )

Đây là công cụ vẽ chính của PTS. Nó dùng để vẽ các nét cọ lên layer hay layer mask.

Pencil Tool ( B )

Pencil Tool cũng là một công cụ vẽ khác của PTS, nhưng thay vì vẽ các nét cọ mềm như Brush Tool thì nó vẽ nét mảnh và cứng.

Color Replacement Tool ( B )

Công cụ này giúp thay thế màu được chọn bằng một màu khác.

Mixer Brush Tool ( B )

Khác với Brush Tool, Mixer Brush Tool có thể mô phỏng theo các yếu tố của bức tranh như pha trộn và kết hợp màu sắc, độ ẩm của sơn.

Clone Stamp Tool * ( S )

Công cụ này lấy mẫu pixel từ một vùng hình ảnh, sau đó chèn chúng lên vùng hình ảnh khác.

Pattern Stamp Tool ( S )

Công cụ này dùng để vẽ hình với nét mẫu tự chọn lên ảnh.

History Brush Tool * ( Y )

Công cụ này giúp vẽ lại chi tiết trước đó (trong trạng thái lịch sử) vào trong ảnh.

Art History Brush Tool ( Y )

Công cụ này vẽ lại chi tiết trước đó vào ảnh nhưng sử dụng các nét cọ cách điệu hơn.

Eraser Tool * ( E )

Công cụ này dùng để xóa những vùng mà nó đi qua trên 1 layer.

Background Eraser Tool ( E )

Công cụ này xóa màu, nền những vùng mà nó đi qua.

Magic Eraser Tool ( E )

Tượng tự như Magic Wand Tool, công cụ này chọn các vùng có màu tương tự chỉ bằng một cú nhấp chuột. Tuy nhiên Magic Eraser Tool sẽ xóa những khu vực đó vĩnh viễn.

Gradient Tool * ( G )

Công cụ này tô trộn màu sắc theo nguyên tắc hòa trộn các dải màu đơn sắc. Gradient Editor cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh các gradients của riêng mình.

Paint Bucket Tool ( G )

Công cụ này đổ màu vào một vùng có màu tương tự với màu nền trước đó (Foreground). Giá trị “Tolerance” xác định phạm vi màu sẽ bị ảnh hưởng xung quanh khu vực bạn chọn.

3D Material Drop Tool ( G )

Được sử dụng trong mô hình 3D, công cụ này cho phép lấy mẫu từ một vùng rồi sau đó thả nó vào một vùng khác của mô hình, lưới hoặc lớp 3D.

Blur Tool *

Công cụ này làm mờ và mềm các khu vực bạn tô.

Sharpen Tool

Công cụ này làm sắc nét khu vực bạn tô.

Smudge Tool

Công cụ này làm nhòe, lem các vùng bạn tô. Nó cũng được sử dụng để tạo hiệu ứng vẽ ngón tay.

Dodge Tool * ( O )

Dùng Dodge Tool tô lên các khu vực trên ảnh để làm sáng chúng.

Burn Tool ( O )

Công cụ này sẽ khiến các vùng bạn tô trở nên sậm màu hơn.

Sponge Tool ( O )

Công cụ này giúp tăng giảm độ bão hòa màu những khu vực mà người dùng tô lên.

Công Cụ Vẽ Và Viết

Pen Tool * ( P )

Công cụ này cho phép bạn vẽ các đường dẫn, hình dạng vector hoặc chọn vùng cực kỳ chính xác.

Freeform Pen Tool ( P )

Công cụ này giúp vẽ các đường dẫn hoặc các hình thủ công. Các điểm neo được tự động thêm vào khi vẽ.

Curvature Pen Tool ( P )

Đây là phiên bản đơn giản hơn của Pen Tool.

Add Anchor Point Tool

Dùng công cụ này để thêm các điểm neo bổ sung vào dọc theo các đường dẫn.

Delete Anchor Point Tool

Dùng công cụ này nhấp vào một điểm neo để loại bỏ nó trên đường dẫn.

Convert Point Tool

Dùng công cụ này nhấp vào một điểm neo để chuyển nó thành một điểm góc, hoặc nhấp vào một điểm góc để chuyển nó thành một điểm mịn.

Horizontal Type Tool * ( T )

Công cụ này giúp nhập văn bản vào hình ảnh trong PTS.

Vertical Type Tool ( T )

Công cụ này cũng để nhập văn bản nhưng theo kiểu dọc.

Vertical Type Mask Tool ( T )

Công cụ này để nhập văn bản kiểu dọc, nhưng chữ hiển thị theo kiểu đường viền lựa chọn.

Horizontal Type Mask Tool ( T )

Công cụ này để nhập văn bản kiểu ngang, chữ hiển thị theo kiểu đường viền lựa chọn.

Path Selection Tool * ( A )

Sử dụng công cụ này để chọn và di chuyển toàn bộ đường dẫn cùng lúc.

Direct Selection Tool ( A )

Sử dụng công cụ này để chọn và di chuyển một đoạn đường dẫn riêng lẻ, điểm neo hoặc chốt điều hướng.

Rectangle Tool * ( U )

Công cụ này giúp vẽ các hình dạng vector chữ nhật, đường dẫn hoặc hình dạng pixel. Nhấn giữ phím Shift ki kéo để ép hình dạng thành một hình vuông hoàn hảo.

Rounded Rectangle Tool ( U )

Tương tự công cụ Rectangle Tool nhưng là để vẽ các hình dạng với các góc tròn. Nhấn giữ Shift để vẽ hình vuông với các góc được bo tròn.

Ellipse Tool ( U )

Công cụ này dùng để vẽ các hình dạng vecto elip, đường dẫn hoặc hình dạng pixel. Nhấn giữ Shift khi kéo để vẽ một vòng tròn hoàn hảo.

Triangle Tool ( U )

Công cụ này dùng để vẽ các hình tam giác, nhấn giữ Shift để vẽ một tam giác đều hoặc sử dụng tùy chọn Radius để bo tròn các góc.

Polygon Tool ( U )

Công cụ này để vẽ hình đa giác với số cạnh tùy ý. Sử dụng Star Ratio dể biến đa giác thành sao.

Line Tool ( U )

Sử dụng để vẽ các đường thẳng hoặc mũi tên, dùng màu và độ đậm cả Stroke để kiểm soát sự xuất hiện của đường kẻ.

Custom Shape Tool ( U )

Công cụ này cho phép chọn và vẽ hình dạng tùy chỉnh. Có thể chọn các hình dạng tùy chỉnh có sẵn của PTS hoặc tự tạo riêng.

Công Cụ Điều Hướng

Hand Tool * ( H )

Công cụ này cho phép ta nhấp và kéo một hình ảnh xung quanh màn hình để xem các khu vực khác nhau khi phóng to.

Rotate View Tool ( R )

Sử dụng công cụ này để xoay, giúp bạn có thể xem và chỉnh sửa hình ảnh từ các góc độ khác nhau.

Zoom Tool * ( Z )

Nhấp vào hình ảnh bằng công cụ này để phóng to khu vực cụ thể. Nhấn giữ Alt (Windows) hoặc Option (Mac) rồi nhấp công cụ này để thu nhỏ.

Việc nắm rõ thanh công cụ và chi tiết các công cụ là phần quan trọng nhất của photoshop cơ bản.