1.Tại sao cần kiểm tra nước giếng khoan?
Hiện nay ở nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen sử dụng nước giếng khoan vì lí do tiết kiệm chi phí. Nhưng kiểm tra chất lượng nước thường xuyên là điều kiện quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Đặc biệt với sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, ta không thể đảm bảo nước ngầm còn sạch như xưa. Nếu không kiểm tra trong nước giếng khoan sẽ xuất hiện những nguy cơ như:
- Nhiễm kim loại nặng: Các kim loại nặng như Fe, Zn, Mn … chứa rất nhiều trong nước ngầm. Do ở dưới đất không có oxi nên chúng sẽ tồn tại ở dạng hòa tan, làm cho nước có màu, cặn bẩn và mảng bám vào thành của bồn, vòi, dụng cụ chứa nước, đồng thời khiến nước có mùi tanh.
- Nhiễm Asen: Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ EPA đã xác định mức asen trong nước ngầm theo tỉ lệ 0,01 mg/l (10 phần tỷ) là tỉ lệ an toàn. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng với mật độ sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học đã tăng nồng độ asen đến mức nguy hiểm. Ngay khi tính đến tác hại của hút thuốc và độc hại từ môi trường công nghiệp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người chủ yếu uống nước giếng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp đôi người không uống.
- Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tồn tại trong nước ngầm gây nên các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa khi uống phải. Chúng có thể đến từ nhiều nguồn như nước mưa, nước tuyết tan, rò rỉ chất thải từ sinh hoạt và chăn nuôi ngấm vào nguồn nước gây nên.
-
Liệu nước giếng có an toàn để uống?
Cách duy nhất để trả lời cho câu hỏi liệu nước giếng có an toàn để uống hay không là phải xét nghiệm mẫu nước tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Các vi khuẩn, ký sinh trùng, virus có hại không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó dù nước có vẻ ngoài bình thường và mùi vị ngon chưa chắc đã an toàn để uống. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh ngay lập tức cho con người nếu không được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, một số chất ô nhiễm hóa học tồn tại trong nước có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài mà phải mất nhiều năm để phát hiện. Kiểm tra nước thường xuyên là phương pháp xác định độ an toàn của nước sinh hoạt và cả chất lượng hệ thống xử lý nước đang hoạt động tại gia đình bạn.
-
Bao lâu nên kiểm tra một lần?
Đối với những hộ sử dụng giếng khoan nên tiến hành kiểm tra nước giếng tối thiểu mỗi năm một lần. Đối với các giếng sâu hơn 30m, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên kiểm tra mỗi năm hai lần. Bạn nên kiểm tra thường xuyên hơn nếu:
- Nắp giếng bị vỡ hoặc khu vực của bạn phải trải qua lũ lụt khiến nước bẩn tràn vào.
- Khu vực lân cận có xét nghiệm nước ngầm dương tính với ô nhiễm hoặc nhiễm khuẩn.
- Hệ thống tự hoại của gia đình gặp vấn đề trục trặc.
- Khi bạn và gia đình bắt đầu gặp các vấn đề về đường tiêu hóa không rõ nguyên nhân.
- Nhận thấy sự thay đổi bất thường về mùi, vị hoặc màu sắc của nước.
-
Cách nhận biết chất lượng giếng khoan tại nhà
4.1. Nước nhiễm phèn:
Nếu sử dụng trong lâu dài nước bị nhiễm phèn sẽ gây tổn hại tới sức khỏe. Dễ nhận biết nhất là khi nước xuất hiện màu vàng đục, có mùi kim loại, khi nếm có vị chua. Nước nhiễm phèn khiến quần áo dễ bị ố màu, xỉn vàng.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Sử dụng nhựa chuối: Nhỏ vài giọt nhựa chuối vào lượng nhỏ nước đã chuẩn bị. Nếu nước ngả đậm thì chắc chắn nước đã bị nhiễm phèn.
- Sử dụng nước chè (Sử dụng nước chè uống bình thường): Đổ nước chè vào bát nước giếng khoan. Nếu nước chè đổi màu, chuyển sang tím thẫm thì chắc chắn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm phèn rất cao, cần được xử lý nhanh chóng.
4.2. Nước nhiễm kim loại, nước cứng:
Đặc điểm chung của nước nhiễm kim loại, nước cứng sẽ xuất hiện những mùi tanh khó chịu, gây biến đổi màu sắc nước thành đục, đen, vàng và xuất hiện nhiều cặn lắng trong các bình đun nước. Để tìm hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo tại đây.
-
Cách xử lý nước ô nhiễm tạm thời:
5.1: Xử lý bằng bể lọc truyền thống:
Với tình trạng không nghiêm trọng bạn có thể áp dụng xây bể lọc truyền thống với những nguyên liệu đơn giản. Nước đi qua giàn phun mưa giúp tăng độ tiếp xúc với không khí và oxy tăng hiệu quả thẩm thấu của nước.Với nguyên lí hoạt động đơn giản, khi đi qua các lớp vật liệu lọc, nước được ngấm xuống dưới và đưa vào đường dẫn bể chứa.
Lưu ý:
- Miệng ống nước sạch phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát
- Có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng nước cấp tự động cho bể lọc.
- Nên sử dụng cát thạch anh, than hoạt tính, cát Mangan để lọc nước, đồng thời bể lọc luôn phải ngập nước, tạo độ mịn cho các nguyên vật liệu.
- Nên đun sôi nước trước khi uống để đảm bảo an toàn
Ưu điểm: Dễ dàng xây dựng với nguyên vật liệu dễ kiếm
Nhược điểm:
- Không phù hợp với những hộ gia đình có diện tích nhỏ.
- Không loại bỏ triệt để các mầm mống gây bệnh trong nước.
5.2: Xử lý bằng các máy lọc hiện đại
Hiện nay để đảm bảo thẩm mỹ cũng như độ tiện dụng, các máy lọc đang được yêu chuộng hơn. Tuy nhiên giữa lượng lớn các loại máy khác nhau trên thị trường, trước tiên bạn nên phân tích mẫu nước, tìm hiểu vấn đề nước giếng đang mắc phải để đưa ra được loại máy phù hợp. Bạn có thể tham khảo bảng sau của chúng tôi:
Phương pháp lọc
Chất được loại bỏ
Nguyên tắc hoạt động
Nhược điểm
Trao đổi điện phân ( trong các máy làm mềm nước)
Bari, radium, sắt, magie, canxi
Sử dụng Natri điện phân trao đổi với canxi và magie
Với máy không đạt tiêu chuẩn, không kiểm soát được lượng Natri trong nước sẽ gây hại cho sức khỏe
Khử trùng bằng Clo
Vi khuẩn và các vi sinh vật
Hòa tan Clo với nước
Clo có thể gây hại cho sức khỏe và khiến nước có mùi khó chịu
Chưng cất
Radium, kim loại nặng, muối, nitrat, mùi khó chịu
Bốc hơi/ Ngưng tụ
Tốn thời gian, tốn nguyên liệu, chi phí đắt
Thẩm thấu ngược
Radium, sulfat, nitrat,canxi, magie,
muối, một số chất trừ sâu và VOCs
Sử dụng màng lọc chất
Tốn thời gian, chi phí đắt, lãng phí nước
Lọc cơ học
Bụi bẩn, trầm tích, cặn, sắt và magie không hòa tan
Sử dụng cát hoặc các nguyên vật liệu lọc cơ học
Không loại bỏ được các chất hòa tan trong nước
Tia UV
Vi khuẩn và các vi sinh vật
Nước được đi qua tia UV chuyên dụng
Không có tác dụng phụ. Tuy nhiên có thể không hoạt động tốt với nước bị đục
Ozon
Vi khuẩn và các vi sinh vật
Nước tiếp xúc với khí ozon
Không có tác dụng phụ. Giá thành cao.
Oxy hóa
Sắt, mangan, hydro sunfua
Các tạp chất được loại bỏ qua các phản ứng hóa học và bộ lọc
Có Kali pemanganat (KMnO4) là chất ăn da
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!