Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt là đường phèn. Nhưng một số nhóm đối tượng khác lại cho biết vẫn còn có một số loại đường phèn mà người bệnh vẫn có thể dùng được. Vậy đó là những loại đường phèn nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc và cả bệnh nhân bị đái tháo đường câu trả lời chính xác.
Đường phèn là gì?
Đường phèn hay còn được gọi là băng đường với danh pháp khoa học là Saccharose. Cũng giống như các loại đường cát khác, đường phèn cũng được làm từ cây mía hay một số loại nguyên liệu khác như: củ cải đường, thốt nốt, lúa miến ngọt,…
Trong một số tài liệu có ghi nhận, saccharose là thành phần chính có trong đường phèn. Bên cạnh đó, trong loại nguyên liệu này còn chứa một số nguyên tố vi lượng khác giúp phân giải thành glucose và fructose. Và đây cũng chính là những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người.
Ngoài công dụng góp mặt trong một số món ăn hay thức uống, đường phèn còn được giới Y học cổ truyền ghi nhận có nhiều công dụng chữa một số bệnh tình thường gặp. Chẳng hạn như: trị ho, ho khan do thời tiết, viêm họng, cảm dạo cho thay đổi thời tiết, bồi bổ khí huyết, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, hạ huyết áp, bổ thận sinh tinh,…
Mặc dù không thể phủ nhận công dụng của đường phèn với sức khỏe con người nhưng không vì thế mà lạm dụng. Nếu quá lạm dụng sẽ gây nên các tại hại và một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bệnh lý thường gặp như: tiểu đường, béo phì, thừa cân, gan nhiễm mỡ,…
Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được đường phèn không?
Cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đường phèn có lợi đối với sức khỏe của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, đường phèn và đường cát thực chất là một, chúng chỉ khác nhau ở dạng chế biến và hình dạng bên ngoài nên thường đường phèn có vị ngọt thanh hơn đường cát. Nói theo một cách khác, tương tự như đường cát thì đường phèn cũng có khả năng khiến chỉ số đường huyết tăng cao.
Lượng đường saccharose khi được dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành hai dạng đường đơn chính là glucose và fructose. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, tình trạng dư lượng glucose là một trong những nguyên nhân điển hình sinh ra căn bệnh này. Vì lượng glucose trong máu dư thừa nên cơ thể không thể chuyển hóa hết thành dạng năng lượng nên việc bổ sung vào cơ thể là vô cùng có hại.
Đối với người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng đường phèn thì bệnh tình có thể tái phát trở lại hoặc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc của nhiều bạn đọc “Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được đường phèn không?” và câu trả lời là KHÔNG NÊN ĂN.
Điểm qua các loại đường phèn mà người bị tiểu đường có thể ăn được
Như vừa mới đề cập, chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không được ăn đường phèn. Nếu ăn phải sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể. Thay vì sử dụng đường phèn để ăn hay chế biến một số món ăn cho người bị đái tháo đường thì nên dùng một số loại đường dành riêng cho nhóm đối tượng này.
Đa phần, các loại đường này đều là đường nhân tạo chứa ít hoặc không chứa năng lượng nhưng vẫn còn giữ vị ngọt đậm đà như các loại đường khác. Không những vậy, loại đường ăn kiêng hầu như không chứa carbohydrate, khi sử dụng, người bệnh không quá lo lắng để vấn đề tăng chỉ số đường huyết.
Một số loại đường mà bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn được như:
- Đường Sucralose: Tuy độ ngọt thanh hơn đường cát nhưng loại đường này không tác dụng đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Không những vậy, đường Sucralose chỉ được cơ thể hấp thu rất ít. Hiện nay, đường Sucralose xuất hiện trong một số nhãn hiệu như: Cukren, Nevella, Splenda, SucraPlus,… Liều lượng phù hợp cho người tiểu đường là 5mg/ kg/ ngày;
- Đường Aspartame: Độ ngọt của loại đường này gấp 200 lần so với đường tinh luyện nhưng không hề có tác động đến chỉ số đường máu. Và đây cũng chính là một chất tạo ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng. Liều lượng phù hợp cho người bệnh tiểu đường là 50mg/ kg/ ngày;
- Đường Saccharin: Hoàn toàn không chứa calo nhưng độ ngọt hơn đường tinh luyện khoảng 300 – 500 lần. Hiện nay, đường Saccharin xuất hiện trong hãng Sweet’N low. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 15mg/ kg/ ngày;
- Đường Stevia: Được tạo ra từ lá của cây có cùng tên gọi, không chứa calo và đã được nhà khoa học chứng minh là ít và không gây ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Mỗi ngày, bệnh nhân bị tiểu đường chỉ ăn 7,9mg/ kg;
- Đường Acesulfame Potassium: Loại đường này được nhiều người bệnh tiểu đường và người ăn kiêng sử dụng. Liều dùng an toàn là 15mg/ kg/ ngày;
- Đường Sugar Alcohol: Hay còn được gọi là đường năng lượng thấp. Loại đường này có chứa lượng nhỏ carbohydrate nên cũng có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nhưng không quá nghiêm trọng so với đường phèn;
- Đường Palatinose: Là loại đường vừa cung cấp năng lượng cơ thể vừa giúp ổn định chỉ số đường huyết.
Đây đều là những loại đường phèn mà người bệnh đái tháo đường có thể ăn đường. Tuy nhiên, trước và sau khi sử dụng đường phèn, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sau khi ăn đường phèn cần kiểm tra chỉ số đường huyết để giám sát và chắc chắn rằng không có bất lợi nào xảy ra làm gia tăng chỉ số đường huyết của cơ thể;
- Tuyệt đối không sử dụng đường phèn hay đường kính thay thế cho đường ăn kiêng dành cho người bị đái tháo đường;
- Chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường vẫn cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cần hạn chế tinh bột và đường để tránh dung nạp glucose vào trong máu lượng lớn;
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp với mức độ bệnh lý đang mắc phải thông qua việc nên ăn gì và không nên ăn gì;
- Xây dựng lối sống lành mạnh và kết hợp với chế độ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe;
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ tại các phòng khám hay trung tâm y tế uy tín để kiểm tra chỉ số đường huyết và phát hiện những dấu hiệu của biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Qua những chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp người bệnh và bạn đọc có câu trả lời chính xác cho vấn đề “Bệnh nhân bị đái tháo đường có ăn được đường phèn không?” và một số vấn đề liên quan khác. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường không nên tự ý ăn đường phèn khi không có chỉ định từ bác sĩ. Việc ăn không đúng cách hay ăn không đúng loại sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh cũng như làm gia tăng biến chứng của bệnh gây ra. Nếu có nhu cầu, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Thông tin hữu ích cho bạn đọc:
- Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?
- Người bị tiểu đường có ăn chuối được không? Lưu ý gì?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!