Trẻ em thường nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu bé uống sai thời điểm, thậm chí chỉ một vài viên thuốc mua ở quầy thuốc cũng có thể không hiệu quả và có hại đối với bé. Dưới đây là một số cách để bạn tự tin cho bé uống thuốc.
Nội dung bài viết
- Trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ về loại thuốc bạn sẽ cho bé uống
- Cách cho trẻ uống thuốc: Uống thuốc đúng liều
- Một số điểm cần ghi nhớ trong cách cho trẻ uống thuốc
- Sử dụng dụng cụ đo lượng thuốc đúng chuẩn
- Cách cho trẻ uống thuốc:Thời gian là quan trọng nhất
- Giúp thuốc trôi xuống
- Cất giữ thuốc an toàn
Trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ về loại thuốc bạn sẽ cho bé uống
Nếu đó là thuốc được kê đơn, nên hỏi cụ thể thuốc đó chữa bệnh gì và thuốc có khả năng gây phản ứng gì, tìm hiểu xem thuốc sẽ phát huy tác dụng khi nào và đơn thuốc đó nên kéo dài bao lâu.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kì loại thuốc nào
Liệu thuốc đó có phản ứng với những thuốc khác mà bé đang uống không? Bạn nên làm gì nếu lỡ như bạn quên một cữ thuốc của bé? Thuốc đó có cần giữ trong tủ lạnh hay tránh ánh sáng hoặc nhiệt độ trực tiếp không? Bạn có thể trộn thuốc vào thức ăn hay nên tránh một số thực phẩm nhất định khi đang cho bé dùng thuốc?
Một số loại thuốc phải uống sau khi ăn, ngược lại, cũng có loại phải uống trước khi ăn. Những loại khác lại thấm vào cơ thể hiệu quả hơn nếu chúng đựợc dùng chung với những loại thực phẩm nhất định.
Có điều gì bạn cần lưu ý không, như là để trẻ tránh xa ánh nắng mặt trời khi bé vẫn còn tác dụng của thuốc? Trước khi về nhà, đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về liều lượng, cách dùng và thời điểm cho bé uống thuốc.
Nếu bạn đang cân nhắc việc mua thuốc tại nhà thuốc cho bé, trước hết nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem liệu thuốc đó có an toàn đối với bé. Nếu trên vỏ thuốc ghi không dành cho trẻ nhỏ thì thuốc đó có thể không phù hợp với bé và nên hỏi lại về những phản ứng có thể xảy ra với những loại thuốc khác.
Bạn cũng nên kể cho bác sĩ và dược sĩ biết về những thành phần có thể khiến bé bị dị ứng.
Cách cho trẻ uống thuốc: Uống thuốc đúng liều
70% ba mẹ gặp khó khăn để ước lượng xem nên cho bé uống bao nhiêu thuốc là đủ. Vì thế, nếu nhãn thuốc không hướng dẫn rõ ràng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ 40% trong số 100 người chăm sóc người bệnh, bao gồm cả ba mẹ, có thể cho bé uống thuốc đúng liều lượng và chỉ 43% có thể đo lượng thuốc một cách chính xác. Nhìn chung, chỉ có khoảng 30% có thể vừa xác định đúng liều và đo lường đúng liều cho bé.
Tính toán liều lượng cẩn thận khi cho trẻ uống thuốc
Làm sao bạn có thể chắc bé đang uống thuốc đúng liều lượng bé cần? Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi bạn mua một loại thuốc mới, khi cho bé dùng thuốc và trong lúc đo lường thuốc cho bé. Theo sát hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo rằng bé uống thuốc đúng liều theo tuổi tác và cân nặng của bé. Nếu bạn không hiểu những hướng dẫn đó, nên gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ.
Một số điểm cần ghi nhớ trong cách cho trẻ uống thuốc
Kiểm tra các con số trong hướng dẫn thật cẩn thận để tránh cho bé gấp đôi liều hoặc chỉ một nửa liều bé cần vì khi đang vội, bạn rất dễ nhìn nhầm 1/2 thành 2. Nên đọc hướng dẫn và đo lượng thuốc ở nơi có ánh sáng tốt. Lưu ý rằng một số đơn thuốc áp dụng đối với em bé như acetaminophen dành cho trẻ sơ sinh cần được cô đặc và không dùng thuốc này cho những bé lớn hơn với liều thường dùng cho bé sơ sinh.
Cần biết cân nặng của bé. Một số liều thuốc dựa vào cân nặng hoặc cân nặng và tuổi tác, vì vậy, ghi cân nặng của bé ra một tờ giấy và bỏ vào tủ thuốc có thể giúp ích cho bạn. Nên dùng con số mà con có trong lần khám bệnh gần nhất. Bế bé cùng cân với bạn và sau đó trừ đi cân nặng của bạn sẽ được cân nặng của bé.
Lắc đều thuốc trước khi cho bé uống nếu trên hướng dẫn sử dụng khuyên bạn làm thế. Bằng cách đó, tất cả các thành phần được trộn đều với nhau, vì thế bé sẽ không nhận được nhiều quá hoặc ít quá những thành phần đó.
Đừng nhầm lẫn giữa thìa cà phê và thìa súp.Hầu như không có loại thuốc nào mà bé sẽ cần đến một thìa súp đầy mà thường chỉ đo bằng thìa cà phê.
Đừng nên áng chừng. Nếu liều thuốc được khuyến nghị là 2 thìa cà phê nhưng ống tiêm hoặc đồ nhỏ thuốc của bạn không có thước đo lường cho thìa cà phê, bạn không nên ước lượng bằng cách đoán chừng, nên dùng muỗng đo lường trong trường hợp này và sử dụng ống tiêm hoặc đồ nhỏ thuốc đã chia hiệu chuẩn thích hợp vào lần tới. Nhớ rằng: 1ml = 1cc và 1 thìa cà phê = 5cc.
Không bao giờ cho bé uống hơn liều lượng chỉ định trên nhãn hoặc trong hướng dẫn. Thậm chí nếu bé có bị cảm lạnh nặng, viêm tai, viêm họng hoặc sốt, nhiều thuốc hơn không hẳn là tốt hơn. Liều lượng được dựa vào số lượng thuốc an toàn cho bé chứ không dựa vào bé bệnh nặng như thế nào.
Nếu bạn nhầm lẫn và cho bé dùng hơi nhiều thuốc cũng không chắc là sẽ gây ra tổn hại gì cho bé nhưng nên kiểm tra với bác sĩ để an tâm hơn.
Nếu vì một lý do gì đó mà bé không thể hoặc sẽ không uống thuốc đúng liều, có thể vì bé sẽ ói và không thể giữ thuốc trong người, cần báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ có thể chọn phương pháp khác, bằng cách chích hoặc nhét hậu hôn hoặc trong tĩnh mạch, để đảm bảo có được lượng thuốc bé cần.
Cuối cùng, không dùng đơn thuốc của bé khác áp dụng cho con bạn, một đơn thuốc cũ hoặc aspirin có thể gây ra một căn bệnh nặng hơn gọi là triệu chứng Reye.
Sử dụng dụng cụ đo lượng thuốc đúng chuẩn
Một trong những cách để đảm bảo bé dùng thuốc đúng lượng là sử dụng đúng công cụ. Bạn nên sử dụng thìa đo lường, dụng cụ nhỏ thuốc, tách đo lường hoặc ống tiêm hở miệng được thiết kế đặc biệt để giúp bạn đo lường và chia thuốc đúng liều.
Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng một ống tiêm hở miệng với những vạch đo lường khác nhau. Đối với em bé, ống tiêm có hiệu quả hơn thìa vì bạn có thể đảm bảo bạn cho hết thuốc vào miệng bé và thuốc chảy xuống cổ họng bé.
Nếu bạn dùng đồ nhỏ giọt và bé cố gắng phun hết thuốc ra, nên dùng ngón tay kéo má bé rộng ra và cố gắng ép thuốc vào một trong hai má của bé, để tay trong miệng bé cho tới khi bé nuốt hết thuốc. Với cách này, thuốc sẽ đi xuống cổ họng bé thay vì đi ra ngoài.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ cho bé uống thuốc dễ dàng và đủ liều
Đối với thuốc dạng bột, bạn có thể sử dụng thìa đo lường, loại dùng để đo lường nguyên liệu nấu ăn hoặc làm bánh, nhưng cách này thường rất khó để đút vào miệng bé.
Cách cho trẻ uống thuốc:Thời gian là quan trọng nhất
Nên đọc nhãn cẩn thận để xem bạn nên cho bé uống thuốc bao nhiêu lần một ngày. Nếu trên nhãn ghi ba lần một ngày, cho bé uống ba lần vào những lúc bé thức, bạn không phải đánh thức bé dậy để bắt uống thuốc. Ngược lại, nếu hướng dẫn nói mỗi 6 tiếng, bạn sẽ phải tìm hiểu xem điều đó có nghĩa là bé cần uống thuốc theo giờ đồng hồ, giờ thức giấc hay giờ ngủ.
Nếu đó là thuốc được kê đơn thì nên hỏi bác sĩ kê đơn thuốc đó. Nếu đó là thuốc mua tại quầy thuốc thì phải hỏi dược sĩ. Nhớ bám sát hướng dẫn về việc nên cho bé uống thuốc lúc no hay lúc đói và nên tránh cho bé ăn những thực phẩm gì trong quá trình dùng thuốc.
Nếu bạn đã cho bé uống thuốc một thời gian dài nhưng không thu được kết quả gì, bạn hãy kiểm tra lại hướng dẫn. Nếu triệu chứng của bé không có tiến triển gì, bạn tiếp tục cho bé uống vượt khuyến nghị sẽ không tốt cho bé. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.
Trái lại, cho bé uống đủ liều thuốc kháng sinh theo đơn kê toa, cứ tiếp tục theo đúng khuyến nghị của bác sĩ, ngay cả khi bé đã phục hồi hoàn toàn. Nếu không, bạn không thể đảm bảo là toàn bộ vi khuẩn có hại đã biến mất và có thể khiến bé bị lờn thuốc.
Giúp thuốc trôi xuống
Bé có thể không chịu uống thuốc, đặc biệt khi thuốc có vị không ngon. Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi bác sĩ về một loại thuốc hỗn hợp có vị, loại này có thể khiến cho thuốc có nhiều mùi vị khác nhau, để khiến thuốc có vị ngon hơn. Tuy nhiên, đừng trộn thuốc vào một ly sữa hoặc một tách nước ép vì nếu bé không uống hết nước ép hoặc sữa thì sẽ không uống thuốc đủ liều.
Nếu bé đã đủ lớn để ăn thức ăn đặc hơn, giải pháp của bạn là có thể xin bác sĩ cho bé thuốc viên. Như thế bạn có thể nghiền thuốc ra và trộn thuốc vào một ít sữa chua hoặc táo nghiền nhuyễn.
Không nên dụ bé uống bằng cách gọi thuốc là kẹo, nói như thế lúc đầu có thể dễ dàng cho bé uống, nhưng về sau cách này sẽ phản tác dụng. Nếu bằng một cách nào đó mà bé vớ được chai thuốc, bé có thể quyết định tự mình uống hết chai.
Cất giữ thuốc an toàn
Cố gắng giữ nguyên bao bì thuốc cho tới khi bạn sử dụng hết thuốc, nếu bạn làm mất nhãn hoặc hướng dẫn, nên vứt thuốc đó đi. Bạn không nên mạo hiểm cho bé uống thuốc theo lượng mà bạn đoán chừng.
Nhiều thuốc kháng sinh và một số loại thuốc khác cần được cất giữ trong tủ lạnh. Những loại khác cần giữ mát liên tục, ngay cả khi ở nhà hoặc di chuyển.
Nên hỏi dược sĩ về những hướng dẫn sử dụng cụ thể và cả cách bảo quản và giữ những loại thuốc không cần giữ trong tủ lạnh ở nơi thoáng mát và khô ráo, đừng cất chúng ở tủ thuốc trong phòng tắm vì thuốc có thể bị ẩm ướt do nước từ vòi hoa sen. Cất tất cả các loại thuốc ngoài tầm với của bé và theo sát những lời khuyên của chuyên gia về cách tốt nhất để vứt những loại thuốc quá hạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!