Vỏ cam chứa
Không nên dùng vỏ cam tươi
Theo TTƯT.BS Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư, vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu, nếu uống nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, vỏ cam tươi còn có khả năng gây ngộ độc vì loại quả này thường bị bơm thuốc trừ sâu hay nhúng hóa chất bảo quản. Vì thế, nếu sử dụng ngay vỏ cam tươi, người tiêu dùng sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc.
Để khử các chất độc hại trên vỏ cam trước khi sử dụng, TTƯT.BS Lê Hữu Tuấn hướng dẫn cần rửa sạch vỏ cam và ngâm trong nước ngập 5cm khoảng 30 phút. Tiếp tục cho thêm 500 ml dung dịch kiềm hoặc 5 – 10g bột khử trùng rau củ quả, ngâm trong 5 – 10 phút rồi vớt vỏ cam rửa sạch lại bằng nước lã.
Phổ biến dân gian hay dùng là ngâm vỏ cam trong nước gạo sau 1 tiếng mới vớt ra rửa lại. Vỏ cam sau khi khử chất độc được phơi ở nơi thoáng mát, thông gió trong vòng 1 tuần hoặc dưới ánh sáng mặt trời trong 3 ngày và để bóng râm cho khô tự nhiên rồi bỏ vào lọ kín bảo quản.
Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, bảo quản không tốt vỏ cam có thể ẩm mốc. Vì vậy, vỏ cam phải được sấy khô độ ẩm dưới 10%, có thể để lâu nếu cho vào túi hút chân không bảo quản.
Hiện nay, tại các cửa hàng Đông y có bán vỏ cam sấy khô theo dây chuyền sấy hoa quả hiện đại, tiện lợi cho người sử dụng nếu không có thời gian tự làm. Vỏ cam càng để lâu càng tốt, sau 1 năm trở lên thì có thể nghiền thành bột hoặc thái nhỏ dùng chữa bệnh, làm đẹp, nấu ăn, làm bánh…
Theo PGS.TS Bùi Quang Thuật, Trung tâm dầu, hương liệu và phụ gia thực phẩm, Viện Công nghiệp thực phẩm, vỏ cam chứa rất nhiều loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Tinh dầu D-lomonene trong vỏ cam có tác dụng trung hòa axít trong dạ dày và duy trì các hoạt động bình thường của ruột.
Vỏ cam cũng có flavonoids vốn được coi là hoạt chất hesperidin với rất nhiều công dụng như kháng viêm, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật, có thể hòa tan cholesterol và chất béo trung tính. Vì vậy, người béo phì có nồng độ cholesterol cao ăn nhiều vỏ cam sẽ có lợi.
Vị thuốc tốt dễ áp dụng
Theo TTƯT.BS Lê Hữu Tuấn, vỏ cam khô chỉ được sử dụng khi đã được khử độc an toàn. Lúc đó, mới có thể sử dụng để chữa ho, long đờm, dạ dày, cảm lạnh, giải rượu, buồn nôn hay cho vào nước tắm, xông hơi, đắp mặt làm đẹp…
Đông y sử dụng vỏ cam trong nhiều bài thuốc đơn giản dễ áp dụng. Phổ biến nhất là dùng vỏ cam giải rượu bia. Chỉ cần ngâm khoảng 10g vỏ cam đã rửa sạch vào 1 ly nước nóng trong 20 phút, thêm vào một ít muối và uống ngay khi còn ấm. Nước uống này còn giúp làm dịu các triệu chứng say đi kèm như buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, tim đập nhanh…
Để chữa ho, dùng 9g vỏ cam khô, 1 nhánh gừng ta thái lát đun sôi lấy nước uống ngày 2 lần. Chữa dạ dày cũng dùng 1 lượng vỏ cam khô và gừng như nhau, thêm chút đường nâu đun lên uống khi còn ấm.
Nếu viêm dạ dày mãn tính thì mỗi ngày dùng 30g bột vỏ cam khô, hoặc vỏ cam khô thái chỉ cùng một ít đường trắng hãm nước sôi uống thay trà, có tác dụng giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả.
Trà vỏ cam cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng, kích thích tiêu hóa. 9g vỏ cam khô, 50g gạo, một ít gừng, đun cùng 2 bát nước rồi chắt lấy 1 bát uống chữa chứng cảm lạnh buồn nôn. Vỏ cam khô cho vào nước ép quả lê chưng cách thuỷ, ngày uống 3 lần có tác dụng chữa ho, viêm thanh quản, khàn tiếng.
Mặc dù vỏ cam là vị thuốc tốt chữa nhiều bệnh nhưng có chứa lượng lớn tinh dầu, có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, khi sử dụng không quá 30g mỗi ngày, dùng dài ngày cần giảm liều lượng và tham khảo bác sĩ.
Đức Vinh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!