Hội chứng ngoại tháp là thuật ngữ chỉ chung các rối loạn vận động liên quan đến hệ ngoại tháp. Hệ ngoại tháp là một bộ phận của hệ thống thần kinh có chức năng điều tiết các vận động cơ không chủ ý của cơ thể. Vậy đặc điểm và cách điều trị hội chứng ngoại tháp thế nào?
1. Hội chứng ngoại tháp là gì
Hội chứng ngoại tháp là tập hợp những rối loạn vận động do tổn thương đường tháp được tạo thành bởi các sợi vỏ não-tủy sống từ nơron vận động trung ương.
Hội chứng ngoại tháp là tập hợp những rối loạn vận động do tổn thương đường tháp được tạo thành bởi các sợi vỏ não – tủy sống từ nơ ron vận động trung ương. Rối loạn này gây ra những triệu chứng điển hình là run, rung giật cơ, cứng cơ khớp, hay múa giật,…
2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngoại tháp
Rối loạn vận động ngoại tháp xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin trong não bị phong tỏa hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hiện tượng này là do tác dụng phụ của một số thuốc chống loạn thần. Bên cạnh đó còn có thể do các bệnh lý thoái hóa thần kinh, xơ cứng động mạch não, viêm não, u não, chấn thương, nhiễm virus, ngộ độc, thậm chí không rõ nguyên nhân.
3. Triệu chứng của hội chứng ngoại tháp
Hội chứng ngoại tháp có 4 dạng triệu chứng chính đó là: Triệu chứng Parkinson, Dystonia (rối loạn trương lực cơ), Akathisia (ngồi không yên) và rối loạn vận động Tardive (múa giật).
3.1 Triệu chứng Parkinson
Chúng bao gồm những triệu chứng rối loạn vận động giống như trong bệnh Parkinson, vì vậy còn được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp. Những triệu chứng này bao gồm:
– Run: Thường gặp nhất ở tay tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi.
– Cứng cơ: các cơ bắp và các khớp ở tay chân cứng đờ, khiến người bệnh khó hoạt động và di chuyển.
– Chậm vận động: các cơ bắp bị cứng khiến người bệnh vận động chậm chạp, khó nuốt, khó nói và khó biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt (khuôn mặt vô cảm hay mặt nạ).
– Khó giữ thăng bằng: người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giữ thăng bằng và khó có thể đứng vững.
3.2 Triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ)
Triệu chứng Dystonia hay phản ứng Dystonic là tình trạng một vùng cơ trong cơ thể đột nhiên bị cứng hoàn toàn (đóng băng) dẫn đến cảm giác rất khó chịu, buồn bực, đau đớn. Dystonia có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp trong cơ thể, bao gồm các cơ cổ (còn gọi là tật vẹo cổ), cơ mắt (được gọi là oculogyric), cơ lưỡi, hàm, thậm chí là cả các cơ hô hấp, khiến người bệnh khó thở.
3.3 Triệu chứng Akathisia (ngồi không yên)
Triệu chứng Akathisia khiến người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, khó chịu khi ngồi yên, vì vậy họ buộc phải di chuyển liên tục. Chứng Akathisia cũng có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác lo lắng và không thể thư giãn.
3.4 Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật)
Đây là hiện tượng người bệnh có những cử động bất thường xuất hiện đột ngột, nhanh, giật cục và không theo quy luật nào của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng này thường gặp ở môi, lưỡi, mặt, cổ, cũng như bàn tay và bàn chân, còn được gọi là chứng múa giật (Choreo-athetosis). Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện sau vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sử dụng thuốc chống loạn thần.
4. Điều trị hội chứng ngoại tháp
Việc điều trị hội chứng ngoại tháp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Các bước điều trị cơ bản bao gồm:
Cắt giảm liều các loại thuốc gây ra hội chứng ngoại tháp (nếu đang sử dụng) và thay thế bằng những loại thuốc khác.
Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng:
- Điều trị hội chứng Parkinson: có thể sử dụng các thuốc kháng acetylcholin và nên bắt đầu với liều thấp nhất có thể cho đến khi cơ thể người bệnh có thể đáp ứng. Khi các triệu chứng đã giảm dần thì có thể giảm dần liều lượng và ngưng thuốc .
- Điều trị Akathisia: Rối loạn vận động ngoại tháp dạng akathisia, lựa chọn đầu tiên thường là propranolol liều thấp. Một số loại thuốc khác như benzodiazepines cũng có hiệu quả trong điều trị triệu chứng akathisia. Thuốc kháng cholinergic có thể được sử dụng tuy nhiên chưa ghi nhận hiệu quả rõ rệt.
- Điều trị triệu chứng Dystonia: Phản ứng Dystonic là tình trạng cấp cứu y tế vì vậy người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt khi ảnh hưởng đến các cơ vùng đầu, cổ hay khả năng hít thở của người bệnh. Các triệu chứng Dystonia có thể được thuyên giảm nhanh chóng và hiệu quả với một liều tiêm bắp thuốc kháng cholingergic, chẳng hạn như benztropine liều 1-2mg, lặp đi lặp lại mỗi 15-30 phút cho đến khi các triệu chứng không còn.
- Điều trị rối loạn vận động Tardive: Rối loạn vận động Tardive có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để phát triển và khi đã xuất hiện thì rất khó điều trị. Vì thế, việc điều trị tốt nhất cho rối loạn vận động tardive đó là phòng ngừa. Ngay từ giai đoạn đầu điều trị chỉ nên lựa chọn các loại thuốc chống loạn thần có hoạt lực kháng dopamin thấp nhất. Nếu rối loạn Tardive đã xuất hiện, việc điều trị chủ yếu vẫn là chuyển đổi thuốc chống loạn thần đang sử dụng sang loại thuốc ít rủi ro hơn.
5. Ưu điểm khi điều trị hội chứng ngoại tháp tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Khi điều trị hội chứng ngoại tháp tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc người bệnh sẽ được:
- Khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại
- Quy trình thăm khám nhanh chóng
- Được thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước.
Ý kiến người bệnh
“Thời gian tôi đến khám tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc thấy rất thoải mái vì cơ sở vật chất sạch đẹp, thuận tiện, bác sĩ rất giỏi và sự tận tình của các nhân viện tại đây. Sức khỏe tôi đã tốt hơn nhiều sau khi điều trị, đi chữa bệnh là phải như thế mới giúp bệnh nhân an tâm”. (Bác Lê Văn Kiểm – Ba Đình, Hà Nội).
6. Phòng bệnh hội chứng ngoại tháp
Để phòng ngừa hội chứng ngoại tháp người bệnh cần:
- Trong điều trị bệnh loạn thần, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị gây ra các biến chứng dẫn đến hội chứng ngoại tháp.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!