Trong lĩnh vực may mặc, có rất nhiều cách may khác nhau để mọi người có thể áp dụng. Trong đó, cách khâu vắt sổ là một trong những cách may phổ biến nhất. Đặc biệt, ngay từ những ngày học lớp 5 thì mọi người cũng đã được hướng dẫn cách may mũi vắt cơ bản. Đặc biệt, với cách khâu vắt sổ này giúp mang đến nhiều tiện lợi cho chị em trong quá trình may mặc, cũng như sửa lại những chi tiết lỗi trên trang phục của mình bằng tay dễ dàng hơn. Vậy nên, ngay trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn khâu vắt bằng tay đơn giản để có mọi người tham khảo và thực hành dễ dàng.
1. Cách khâu vắt là gì?
Khâu vắt chỉ đơn thuần là phương pháp sử dụng các mũi chỉ vắt để đính mép gấp của vải nền. Đặc biệt, với những mũi khâu vắt sẽ được ứng dụng trong việc may viền gấp mép ở phần tay và gấu quần áo. Ngoài ra, mọi người có thể áp dụng cách khâu vắt sổ này trong việc may viền gấp mép các loại khăn mặt, mùi xoa, trải bàn,… dễ dàng.
Hướng dẫn cách khâu vắt tại nhà đơn giản tự có thể thực hiện
Bên cạnh đó, mọi người có thể xem cách khâu vắt trên các trang mạng hiện nay. Đồng thời, tại các trung tâm dạy nghệ cũng có đào tạo và dạy cách khâu vắt chi tiết để các học viên có thể thực hành dễ dàng.
Ngoài ra, hiện nay, một người có thể áp dụng cách may máy vắt sổ để thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những ai không phải làm trong ngành may mặc, thời trang nên không nhất thiết phải đầu tư máy vắt sổ. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể học cách may vắt sổ bằng tay vô cùng đơn giản.
Tham gia ngay khóa học cắt may cơ bản tại trung tâm đào tạo dạy học cắt may, ứng dụng thiết kế thời trang Luvinus với chi phí chỉ 2.500.000đ / khóa
2. Cách khâu vắt sổ bằng tay đơn giản
Đối với cách khâu mũi vắt sổ bằng tay, mọi người thường sẽ dùng kim chỉ để thực hiện các đường may vắt cơ bản. Vậy nên, sau đây là hướng dẫn cách khâu vắt sổ tay đơn giản để mọi người cùng theo dõi.
Chuẩn bị vật liệu chuẩn bị khâu vắt
Để tiến hành cách khâu vắt sổ bằng tay, mọi người cần phải chuẩn bị một nơi ngồi may đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Bởi vì, nếu khâu vắt bằng tay tại môi trường thiếu ánh sáng rất dễ gây ảnh hưởng đến thị lực, cũng như các đường khâu sẽ không thực sự chính xác.
Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu để hỗ trợ khâu may đơn giản
Bên cạnh đó, mọi người sẽ tiến hành chuẩn bị chất liệu vải để thực hiện cách khâu vắt. Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm một số nguyên vật liệu như:
– Kim khâu: Loại kim này nhỏ, được làm bằng thép hợp kim chống rỉ. Đồng thời, có nhiều loại kim khâu với nhiều kích thước khác nhau để tùy thuộc theo từng loại chỉ, loại vải và mục đích của đường khâu để lựa chọn loại phù hợp.
– Đê cài: Vật liệu này cũng khá phổ biến trong lĩnh vực may mặc, được làm bằng chất liệu thép hoặc đồng. Kim cài thực hiện chức năng dùng để xỏ vào đầu ngón tay giữa để trong quá trình khâu vắt bảo vệ các đầu ngón tay ấn và chôn kim, cũng như giúp phòng chống trơn trượt kim. Đồng thời, giúp quá trình khâu vắt dễ dàng và nhanh chóng hơn.
– Kim cài: Được làm từ chất liệu thép hoặc đồng, phía trên được bố trí một núm nhựa. Thông thường, mọi người sẽ dùng kim cài để ghim các nếp gấp, đường nếp cố định để giúp quá trình may dễ dàng hơn.
– Chỉ khâu: Nên lựa chọn loại chỉ đúng yêu cầu về thành phần, chỉ số và màu sắc. Đoạn chỉ nên ngắn khoảng 80cm, không nên quá dài khi khâu vắt sẽ khá vướng víu. Chưa kể, không nên lấy đoạn chỉ quá ngắn, sẽ tốn nhiều thời gian may hơn khi phải thay chỉ nhiều lần, vừa giảm năng suất mà chất lượng đường khâu cũng sẽ xấu hơn. Khi luồn chỉ vào kim để khâu vắt, thì 2 đầu sợi chỉ nên để so le và thắt nút chỉ lại ở đầu dài hơn. Còn trường hợp nếu để đính bọ, cúc hoặc khuy mới để hai đầu sợi chỉ ngang nhau và thắt nút cho cả hai đầu chỉ.
Tiến hành hướng dẫn cách khâu vắt chi tiết
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu trong cách may khâu vắt, mọi người tiến hành thực hiện cách may này theo các bước sau:
– Bước 1: Tiến hành cầm miếng vải gấp mép khoảng 0,5cm, rồi tiến hành gấp thêm lần thứ hai khoảng 1,5cm nữa. Đồng thời, dùng kim cài để cố định hai bên của nếp gấp giúp quá trình khâu vắt thẳng hàng hơn.
Gấp vải đúng hướng để tiến hành khâu
– Bước 2: Mọi người sẽ tiến hành khâu một lượt chỉ để có thể giúp mép vải cố định và chắc chắn hơn.
– Bước 3: Bạn sẽ cầm vải bằng tay trái, sau đó mép gấp sẽ hướng vào phía trong. Lúc này tiến hành khâu vắt từng mũi một theo chiều từ phải sang trái.
– Bước 4: Đặc biệt, với hình thức khâu vắt này bắt buộc phải lên kim theo chiều từ dưới nếp gấp của vải lên. Người khâu chỉ cần đưa chếch hướng kim khâu qua khoảng 2 – 3 sợi vải từ mặt dưới lên là được.
– Bước 5: Sau đó tiến hành rút sợi chỉ lên làm sao đảm bảo các mũi vải sau khi khâu chỉ có độ chặt vừa đủ. Đồng thời, phải đảm bảo các mũi khâu vắt cách nhau không quá xa, chỉ từ 0,3 – 0,5cm.
Tiến hành khâu từng mũi chỉ theo chiều đúng cách
– Bước 6: Người khâu tiếp tục làm các thao tác như bước 4 và 5 cho đến khi hết miếng vải thì hoàn thành. Sau đó, nếu nhìn ở mặt phải của vải nổi lên những mũi chỉ nằm ngang với khoảng cách cách đều nhau là chính xác.
Hình ảnh sau khi hoàn thành xong mẫu khâu vắt
– Bước 7: Cuối cùng chỉ cần cắt chỉ thì mẫu khâu vắt bằng tay đã hoàn thành.
3. Một số cách khâu khác phổ biến
Ngoài cách khâu vắt đơn giản trên, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng thêm một số cách khâu khác cũng dễ dàng không kém sau đây:
Khâu chũi
Khâu chũi là cách khâu tay với 2 mặt chỉ khi khâu đều giống nhau. Tuy nhiên, trong đó sẽ có 1 mũi chỉ chìm và một mũi chỉ nối. Hầu hết, cách khâu này thường được áp dụng khi liên kết các chi tiết vải với nhau, rất phù hợp với những người mới tập khâu, hoặc không có nhiều kinh nghiệm về “thêu thùa may vá”.
Tìm hiểu thêm nhiều kiểu khâu khác nhau để áp dụng
Yêu cầu của cách khâu chũi này là các đường khâu phải êm giữa các lớp vải. Đồng thời, độ dài mũi khâu nên dao động từ 0.15 – 3mm là đẹp nhất.
Về cách khâu: Mọi người tiến hàng dùng kim đã có sẵn chỉ, tại vị trí bắt đầu sẽ cắm kim từ mặt trên của vải rồi may lên xuống liên tục khoảng 3 – 5 mũi với khoảng cách bằng nhau. Sau đó bạn chỉ cần rút chỉ lên, rồi tiếp tục thực hiện các thao tác đó cho đến hết sản phẩm cần khâu.
Khâu lược
Đây được xem là đường khâu mang tính tạm thời, dùng để khâu một lớp vải để ghim lại đường chỉ, sau đó sẽ đấu lớp vải này sang cùng lớp vải khác. Đường khâu này chủ yếu áp dụng khi may gấu quần, đường sườn, đường tra tay hay các loại vải len kẻ,….
Với cách khâu này, mọi người có thể áp dụng theo các cách sau:
– Khâu lược đều mũi: Với dạng đường khâu này, bạn sẽ tiến hành may một mũi chìm và 1 mũi nổi. Để thực hiện được điều này, cần phải trải phần vải cần may lên bàn phẳng, sau đó tiến hành đâm kim từ phía mặt trên vải xuống mặt dưới, sau đó ngay lập tức đâm kim lên lại. Tiếp đến sẽ rút chỉ ra cho phẳng và thực hiện tiếp 2 mũi khâu liên tiếp tương tự.
– Khâu lược chìm mũi: Đường khâu này đòi hỏi sẽ có một mũi nổi ngắn và hai mũi nổi dài, 2 mũi chìm ngắn.
Khâu vắt sổ
Cách may vắt sổ bằng tay cũng khá đơn giản. Đặc điểm của đường khâu này chủ yếu nằm nghiêng để hỗ trợ mép vải sẽ không bị tuột sợi ra ngoài. Khi thực hiện đường khâu này, yêu cầu mép vải phải thẳng, không bị quăn mép, đồng thời các mũi khâu phải đều đặn, bám vào vải với khoảng cách các mũi khâu từ 0.2 – 0.5cm.
Cách khâu vắt sổ đơn giản
Hiện nay, đối với cách may vắt sổ bằng tay có 2 cách đơn giản sau:
– Vắt sổ đơn: Người khâu sẽ tiến hành đâm kim từ mặt dưới của tấm vải lên đến mặt trên, sau đó sẽ vòng ra mép ngoài và đâm kim lên mặt dưới lên mặt trên một lần nữa. Cứ lặp lại liên tục khoảng 3 – 5 mũi sẽ rút chỉ phẳng một lần mà không quăn mép vải. Sau đó cứ tiến hành cho đến khi may xong hết miếng vải.
– Vắt sổ kép: Cách may cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện liên tiếp hai đường vắt sổ đơn, 1 đường khâu lùi, 1 đường khâu tiến sao cho các mũi khâu tạo thành hình chữ X là hoàn thành.
Trên đây là hướng dẫn cách khâu vắt bằng tay đơn giản mà mọi người hoàn toàn có thể áp dụng trong việc sửa lỗi quần áo nhanh chóng. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp mọi người có thể áp dụng và thực hiện cách khâu này thành công. Đồng thời, đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin về xu hướng may mặc, thời trang độc đáo nhất hiện nay.
Bài viết cùng chuyên mục :
- Cách đo thông số quần áo bằng thước dây Chuẩn Xác, Chi Tiết
- May Túi Vải : Chia Sẻ “Bí Kíp” Đơn Giản Tự Làm Tại Nhà Từ A – Z
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!