1. Ngành giao thông vận tải là ngành gì?
Giao thông vận tải là một ngành đặc biệt, nhiệm vụ là giữ cho mạch giao thông của đất nước luôn được thông suốt. Có tất cả 5 loại hình GTVT đó là:
- Vận tải đường bộ.
- Vận tải đường thủy.
- Vận tải đường sắt.
- Vận tải đường hàng không.
- Vận tải bằng đường ống.
Đây là một ngành trọng điểm được nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển, vì vậy mà ngành đang rất cần những kỹ sư, nhà quản trị, chuyên gia giỏi để hoàn thiện ngành tạo điệu kiện cho đất nước phát triển.
Ngành giao thông vận tải có vai trò vô cùng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế của nước ta bởi vì:
- Đây là một ngành dịch vụ, chuyên tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật cũng như là nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và lại đưa ngược lại những sản phẩm đó đến thi trường tiêu thụ. Làm cho quá trình sản xuất xã hội được diễn ra bình thường. Ngoài ra nó cồn phục vụ cả nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày được thuận tiện hơn.
- Giữa các địa phương hay các nước thì cần có những mối liên hệ kinh tế, xã hội mà muốn có thì lại phải nhờ đến mạng lưới giao thông vận tải. vì vậy mà ở những nơi giao thông thuận lợi thường sẽ tập trung các ngành sản xuất và dịch vụ. Những tiến bộ của ngành vận tải đã đem đến tác dộng to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
2. Ngành giao thông vận tải thi khối nào và cần những tố chất gì để học ngành này?
Nếu như bạn đang tìm hiểu ngành này thì chắc hẳn câu hỏi đầu tiên mà bạn thắc mắc đó chính là học ngành giao thông vận tải thi khối gì? Hiện nay thì ngành giao thông vận tải đang đào tạo xét tuyển theo tổ hợp môn thi như sau:
- A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học.
- A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh.
- B00: Toán – Hóa Học – Sinh Học.
- D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh.
- D01: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh.
- D03: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Pháp.
Mỗi ngành mỗi nghề đều sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhưng điều đầu tiền mà bạn muốn theo đuổi một ngành nghề nào đó chính là phải có niềm yêu thích trước tiên. Sau mới đến những tố chất mà ngành cần. Bạn đang tìm hiểu ngành này thì ắt hẳn đã có sự yêu thích vậy thì hay tiếp tục tìm hiểu xem ngành giao thông vận tải cần có tố chất gì với chúng tôi ở dưới đây nhé!
- Có khả năng học tốt các môn toán, vật lý và vẽ kỹ thuật.
- Có khả năng làm việc nhóm.
- Có thể làm việc dưới áp lực lớn, cường độ cao.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm với công việc của mình.
3. Ngành giao thông vận tải đào tạo những gì?
Ngành giao thông vận tải học những gì là câu hỏi của hầu hết mọi người khi mà tìm hiểu về ngành nghề này. Ở các trường đào tạo ngành này thì các bạn sẽ được học các kiến thức chung về giao thông và các loại hình vận tải chung. Các kiến thức chuyên ngành về nhóm ngành kỹ thuật từ đó có thể khai thác, vận chuyển một cách hiệu quả.
Ngành giao thông vận tải bao gồm những chuyên ngành như sau:
- Ngành quản lý xây dựng.
- Ngành kỹ thuật xây dựng các công trình thủy.
- Ngành kỹ thuật xây dựng.
- Khoa vận tải – kinh tế.
- Khoa môi trường và an toàn giao thông.
- Ngành kỹ thuật xây dựng các công trình giao thông.
4. Top trường đào tạo ngành giao thông vận tải
Hiện nay trên cả nước có khá là nhiều trường đào tạo ngành giao thông vận tải, cùng điểm mặt một số trường có cơ chế đào tạo khá là tốt ở dưới đây nhé:
- Đại học giao thông vận tải
Địa chỉ: số 3 đường Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Đại học xây dựng
Địa chỉ: số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng thuộc thành phố Hà Nội.
- Đại học bách khoa Hà Nội
Địa chỉ: số 1 đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Đại học khoa học tự nhiên
Địa chỉ: số 334 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Đại học bách khoa TPHCM
Địa chỉ: số 268 đường Lý Thường Kiệt, phường 14 thuộc quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 2 đường Võ Oanh, phường 25 thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học quốc tế – đại học quốc gia TPHCM
Địa chỉ: khu phố 6, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ngành giao thông vận tải ra làm gì?
Ngành giao thông vận tải là một ngành vô cùng quan trọng vì vậy việc làm trong nghề này không hề khan hiếm, sinh viên ngành ra trường tỉ lệ thất nghiệp gần như là bằng 0. Sau đây là một số việc làm mà các bạn có thể tham khảo thêm khi ra trường có định hướng đúng đắn nhất.
- Kỹ sư về kinh tế giao thông vận tải: khi làm công việc này bạn sẽ phải đưa ra những giải pháp, các phương án để phát triển và khai thác kinh tế của các loại hình vận tải một cách hiệu quả.
- Quản trị kinh doanh giao thông vận tải của các doanh nghiệp: các bạn sẽ phải hoạch định chiến lược, chính sách và xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: thiết kế các công trình giao thông vận tải, nghiên cứu về các công trình giao thông vận tải, giám sát và quản lý dự án công trình giao thông vận tải.
- Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải.
- Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải của các doanh nghiệp vận tải.
Tạm kết:
Ngành giao thông vận đã và đang góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, và văn hóa tăng cường sức mạnh để tạo mối giao lưu kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới. Hy vọng đọc xong bài viết này các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc về ngành giao thông vận tải và cũng nhận thức được vai trò của nó đối với sự phát triển của đất nước ta trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!