- 12-19-2021 12:17:39
Xin chào các bạn! Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng sản phẩm kim thêu nổi punch needle hay còn có các tên khác như: kim thêu thụt, kim thêu xù…Ở các nước như Nga, Nhật, Trung Quốc; thuật thêu nổi (punch needle) được gọi là thuật thêu thụt vì cách thao tác kim: đưa lên, cắm xuống được thực hiện rất đều tay. Còn ở các nước phương tây thì kỹ thuật này được gọi là Punch Needle.
1. Cấu tạo kim thêu nổi
Về cấu tạo, kim thêu nổi có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm có 2 bộ phận chính:
- Ống kim liền với thân kim, thường được chế tác trên một lá kim loại có đầu nhọn để xuyên qua mặt vải.
- Lỗ kim.
2. Cách sử dụng kim thêu nổi Punch needle
Một bộ kim gồm 3 cây: ngắn – nhỡ – dài sẽ cho ra độ nổi của chỉ khác nhau. Ngoài ra, mỗi kim sẽ đi kèm sợi dây đồng xỏ chỉ.
- Xỏ kim (áp dụng cho cả 3 cây): Cho chỉ thêu vào phần cuối của sợi dây đồng, đưa dây đồng vào phần cuối ống kim, từ từ xoay nhẹ thân kim đồng thời đẩy dây đồng tiến lên đầu kim. Khi đã kéo được đầu dây đồng ra khỏi mũi kim rồi thì xỏ ngang qua lỗ kim, kéo để lộ ra một đoạn chỉ ngắn thì dùng kéo cắt chỉ ở đuôi dây đồng. Khi đó ta sẽ được chỉ đơn hoặc chỉ đôi (nếu kéo hai đầu chỉ bằng nhau lúc xỏ).
- Lên vải: (xem hình minh hoạ)
3. Cách dùng kim thêu nổi
- Cách 1: Mặt vát của kim nằm song song với hướng thêu
- Cách 2: Mặt vát luôn luôn đi trước, mặt có lỗ và chỉ theo sau. Mặt vát luôn tiến về phía trước. Nếu muốn quay hướng kim thêu thì vẫn phải giữ mặt vát đi tiến lên phía trước.
Cắm ngập kim xuống mặt vải, nhấc kim lên vừa đến mặt vải thì kéo tiến lên một đoạn nhỏ và thực hiện thao tác thêu như mũi đầu tiên.
4. Công dụng của từng loại kim trong quá trình thêu:
- Kim ngắn: dùng để thêu viền bên ngoài hình vẽ, thêu các cành cây nhỏ.
- Kim vừa: dùng để thêu bên trong hoa nhỏ, con giống. Muốn độ nổi vừa phải thì dùng kim này.
-
Kim dài: dùng để thêu toàn bộ phần bên trong của hình vẽ.
5. Một số lưu ý khi sử dụng kim thêu:
1, Nếu muốn bề mặt thêu mịn như nhung thì dùng kéo cắt nhẹ phần đầu chỉ theo hướng ngang hoặc hướng dọc.
2, Nếu muốn tạo hình mây, lông con vật thì dùng bàn chải giặt quần áo xà xát lên hình thêu cho đến khi độ tơi, xốp, hình lông theo ý muốn.
3, Với những bông hoa, bạn có thể cắt sao cho có độ nổi ở phần giữa, những phần gần đường viền cắt vòng cung để tạo độ nổi cho bức tranh.
4, Khi thêu phải căng vải thật căng trên bàn thêu.
5, Khuyến khích dùng các loại vải dày, ít (hoặc không co giãn): jean, thô, kaki, dạ, mũ, giày vải, thêu tranh
6, Phải thêu hết chỉ hoặc khi không muốn thêu nữa thì dùng kéo cắt sát tận gốc chỉ, Không được kéo chỉ ra trong khi thêu
7, Nhấc kim đến mặt vải thì đâm xuống thêu tiếp, nếu trót nâng cao quá thì vừa hạ kim, vừa kéo chỉ ở đuôi kim lại để sửa sai.
Tìm hiểu thêm về cách sử dụng kim thêu trong khóa học thêu nổi (Punch needle) của Anyclass. TẠI ĐÂY
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!