Nón lưỡi trai hiện tại được chia làm 2 dòng chính. Đó là lưỡi cong và lưỡi phẳng. Còn phần lưỡi trai trong tiếng Anh thì mọi người có thể gọi là: bill, brim, visor,… Ngoài ra có thể chia thành form cứng hay form mềm
I, Các Dòng Nón Lưỡi Trai Cơ Bản
1, Dòng Nón Lưỡi Phẳng
Snapback không có nghĩa hoàn toàn là nón lưỡi phẳng như mọi người vẫn quan niệm. Mà vì phần chỉnh size của dòng nón này thường được làm bằng quai nhựa (snap) nên mọi người thường gọi đơn giản là snapback. Nếu gọi đầy đủ phải là Snapback Flat Bill Cap để phân biệt với dòng snapback lưỡi cong (lưỡi cong quai bấm nhựa)
2, Dòng nón Lưỡi Cong
Adjustable Cap (Nón Điều Chỉnh Size)
Loại nón này có thể chỉnh size bằng nhiều cách. Tên gọi của loại mũ thường đặt theo phần chỉnh size này. Nếu chỉnh size bằng quai bấm nhựa, có thể gọi như bình thường là Adjustable cap hoặc Snapback (snap:khóa nhựa, back: phía sau – mọi người thường vẫn hiểu lầm phần này). Nếu chỉnh size bằng dây (dây dù, dây vải, dây da) gọi là “strapback”. Tương tự với khóa kéo “zipback”, cột dây (tieback),…
Fitted Cap (Nón Liền Gáy, Bo Đầu, Bít Đuôi)
Dạng này thì sẽ có phần viền mũ Stretch – co giãn hoặc Fix – cố định. Co giãn thì sẽ có size S/M, M/L, L/XL, tùy nhà sản xuất còn Fix thì vành trong của nón sẽ cố định, không co giãn, mọi người muốn mua thì phải đo vòng đầu chính xác
Mesh Cap (Nón Lưới)
Đơn giản thôi nón lưới là nón có phần phía sau bằng lưới, thường chiếm 2/3 diện tích quả nón. Vẫn có 2 dòng chỉnh size hoặc bít đuôi
Về nón lưới thì Thiên Phúc sẽ nói rõ hơn về dòng Trucker Cap. Nó bắt nguồn từ thập niên 60 với loại nón dành cho những người lái xe tải (trucker), công nhân nông trại hay những công ty thức ăn gia súc. Với phần form phía trước được làm bằng mút (foam), nhô cao (form chữ A hay A Frame), phẳng, để dễ in thông tin về công ty hoặc quảng cáo
Tuy nhiên thì bây giờ nhiều hãng mũ đều đặt tên cho các mẫu nón lưới của mình là “Trucker cap” mặc dù không có các đặc tính trên. Nên định nghĩa “Trucker Cap” không còn chính xác nữa
II, Những Lưu Ý Cần Biết Trong Việc Chọn Mũ Nón
1. Vì Sao Hàng Chính Hãng Dùng Lại Bị Bạc Màu/ Bị Xù Vải/ Bị Mất Form ?
Mọi người thường có quan niệm rất sai lầm là đồ chính hãng (đồ xịn) là dùng phải bền. Đồ thời trang không như vậy. Mỗi loại vật liệu đều có đặc tính riêng của nó. Một chiếc mũ da cừu $300 có thể dễ dàng bị bong tróc, bị xước, bị mốc,… nếu không bảo quản đúng cách. Một chiếc nón vải nylon 50k mua từ chợ có thể theo chủ nhân nhiều ngày trời, nắng gió, giặt giũ mà vẫn bền màu, không xù không rách, khiến những chiếc mũ Gucci hay Balenciaga giá 500 đô phải nhỏ lệ.
Vì vậy khi đánh giá 1 chiếc mũ có bền hay không thì phải xét tới chất liệu của nó là gì, chứ không phải nguồn gốc (xịn hay fake). Những mẫu nón làm bằng cotton thường dễ bị bạc màu hơn vải sợi tổng hợp (polyester, acrylic, nylon,…).
Tuy nhiên vải cotton hút mồ hôi rất tốt, lên form cứng cáp hơn, có thể chế biến cho bụi bặm hơn. Vải polyester bền màu, nhanh khô nên thường dùng làm mũ thể thao. Một loại vải thường được dùng làm mũ là vải Acrylic pha 10-20% len cừu. Loại vải này dùng để thay thế cho len, bền màu, dày dặn nhưng dễ bám bụi nếu màu tối
Nếu nón có form, hãy giặt tay. Mội số chất liệu không nên giặt quá nhiều. Tránh phơi nắng để bền màu hơn. Dòng mũ thể thao chất gió (dù) có thể giặt giũ thoải mái. Mỗi chất liệu đều có ưu, nhược điểm và tính chất để phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Hãy tìm ra tiêu chí của bản thân để lựa chọn đúng
2. Mũ Snapback (Quai Bấm Nhựa) Phải Để Kín Nút Thì Mới Đẹp
Thực ra thì phần quai bấm nhựa phải để rộng hơn 2 nấc thì mới là đúng tiêu chuẩn. Khi đóng gói để xuất khẩu, phần quai nhựa phía sau luôn được để dư sẵn 2 nấc. Khi đó thì phần khuyết bán nguyệt mới được tròn nhất, và ôm sát đầu. Khi mọi người cho vào nhỏ hơn thì phần đó sẽ bị cong ra ngoài, mọi người hay gọi là bị “dúm” (càng dễ thấy hơn khi càng cho nhỏ).
Các hãng thiết kế như vậy để cho những người size đầu nhỏ có “room” để thu nhỏ chiếc mũ lại, tránh thừa phần quai nhựa nhiều quá sẽ xấu. Người châu Á mình quan niệm như vậy cũng một phần là vì size đầu nhỏ hơn người châu Âu, Mỹ chứ nước ngoài họ không có quan niệm đó
3. Về Vấn Đề Check Code
Đầu tiên hãy nói “code” là gì ?
Code mà mọi người hay nghĩ tới trong đầu đó là 1 đoạn mã vạch, 1 mã QRcode hay 1 dãy model kiểu AB123456XYZ,… được in trong tem sản phẩm
Mã vạch là được in bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Mã QRcode thường dẫn tới đường link trang web của sản phẩm. Mọi người thường nghĩ đó là 1 công cụ rất thần thánh để kiểm tra hàng thật/giả, trong khi nhà sản xuất không hề có ý đồ như vậy.
Trong trường hợp sản phẩm đó chưa hoặc không on-web, hoặc đã hết hàng thì mình “check” sẽ không thể ra thông tin gì.Và không phải hãng nào cũng đặt tên code cho sản phẩm của mình. Công nghệ làm hàng giả đã rất tinh vi. Việc sao chép mã vạch mã code là 1 điều vô cùng đơn giản. Mọi người cũng có thể tự làm chỉ với 1 chiếc máy in. Khi bạn “check code” ra 1 sản phẩm, thì không có nghĩa nó là hàng xịn, và ngược lại. Về cơ bản, việc “check code” sẽ không khẳng định được điều gì.
Trên đây là nhưng chia sẻ của Thời Trang Sỉ Thiên Phúc. Có gì thắc mắc mọi người liên hệ Thiên Phúc sẽ giải đáp thêm ạ. Cám ơn mọi người đã dành thời gian!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!