2.1 Nhiễm trùng tiểu cấp tính (không phức tạp)
Nhiễm trùng chỉ xảy ra ở một vị trí của cơ quan hệ tiết niệu, nếu được điều trị đúng thì tình trạng viêm sẽ khỏi hoàn toàn, không có tái phát. Bệnh xảy ra ở người có cấu trúc và chức năng đường tiết niệu bình thường. Thường gặp nhất là viêm bàng quang cấp tính.
Phác đồ điều trị cho trường hợp này là dùng kháng sinh thích hợp trong vòng 7 – 10 ngày. Do tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh ampicillin và amoxicillin cao (>20%, có thể đến 40-80%), hiện nay không khuyến cáo sử dụng đơn độc những loại thuốc này để điều trị. Đối với những bệnh nhân có thể trạng chung tốt, có thể áp dụng phác đồ ngắn, ví dụ như 3 ngày. Các kháng sinh nhiễm trùng tiểu thường dùng là:
- Sulfamethoxazol-Trimethoprim 800/160mg : 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Ciprofloxacin 250-500mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Ofloxacin 200mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Pefloxacin Monodose 400mg: 2 viên x 1 lần, dùng 1 liều.
- Pefloxacin 400mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Norfloxacin 400mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Levofloxacin 250mg: 1 viên/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Gatifloxacin 400mg: 1 viên x 1 lần, dùng 1 liều.
- Cefixime 400mg: 1 viên/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Cefuroxim 125-250mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3-7 ngày.
- Cefpodoxim 100mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
- Fosfomycin 3gr: 1 gói x 1 lần, dùng 1 liều.
- Amoxicillin – Acid clavulanic 625mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.
- Ampicillin-Sulbactam 375mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.
- Nitrofurantoin 100mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.
2.2 Nhiễm trùng tiểu biến chứng (mạn tính/phức tạp)
Trong trường hợp này, các bệnh nhân thường có thể bất thường về cấu trúc hoặc cơ năng của bộ máy tiết niệu, bệnh nhân có bệnh đi kèm, vi khuẩn gia tăng độc tính và đề kháng kháng sinh. Phần lớn những bệnh nhân này là nam giới.
Các yếu tố gợi ý khả năng nhiễm trùng tiểu phức tạp là:
- Sử dụng ống thông, stent hay nẹp (niệu đạo, niệu quản, thận) hoặc sử dụng ống thông niệu đạo bàng quang ngắt quãng.
- Lượng nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu >100ml.
- Bệnh lý tắc nghẽn từ nguyên nhân bất kỳ, ví dụ: tắc nghẽn đường ra bàng quang, sỏi và bướu.
- Trào ngược bàng quang – niệu quản.
- Phẫu thuật tạo quai hoặc túi hồi tràng.
- Tổn thương biểu mô đường niệu do hóa trị/xạ trị.
- Suy thận, ghép thận, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
Lúc này, phác đồ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cần kết hợp liệu pháp kháng sinh thích hợp với việc xử trí những bất thường của hệ tiết niệu.
Các kháng sinh thích hợp để điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp từ trung bình đến nặng bao gồm:
- Ceftolozane 1g và tazobactam 0,5g (Zerbaxa 1,5g): Tiêm tĩnh mạch 1,5g mỗi 8 giờ, truyền trong vòng 1 giờ trong 7 ngày.
- Ceftazidime 2g và avibactam 0,5g (Avycaz 2,5g): Tiêm tĩnh mạch 2,5g mỗi 8 giờ, truyền trong vòng 2 giờ trong 7-14 ngày.
- Ciprofloxacin: Nếu dùng dạng uống thì dùng 20-40mg/kg/ngày, chia làm 2 lần (tối đa 1500mg/ngày). Nếu dùng dạng tiêm thì dùng 6-10mg/kg/ngày mỗi 8 giờ trong 10-21 ngày (liều tối đa 400mg).
- Fosfomycin: 3g mỗi 2-3 ngày trong 3 liều (chủ yếu được sử dụng ở bệnh nhân nam).
- Levofloxacin: 250mg/lần/ngày x 10 ngày hoặc 750mg/lần/ngày x 5 ngày.
- Sulfamethoxazol-Trimethoprim: 1 viên Double-strength mỗi 12 giờ trong 7-10 ngày.
- Nitrofurantoin: 50-100mg/liều, dùng mỗi 6 giờ trong 7 ngày hoặc ít nhất 3 ngày sau khi nước tiểu vô trùng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!