Tứ Đại giai không là gì?
Tứ Đại giai không hoặc Tứ Đại khổ không, Thân Tứ Đại là giáo lý thuyết minh của đạo Phật với bản chất, hiện tượng của vũ trụ và nhân sinh, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu, có quan hệ mật thiết tới nhân ngã.
Cần phải hiểu rằng tứ đại hay bốn đại không phải là phát minh của nhà Phật, mà được phát triển sâu sắc từ tư tưởng vốn có của triết học Ấn Độ. Chẳng hạn, trong Kinh sách cổ Veda có ghi rằng, thế giới hình thành trên cơ sở 5 nguyên tố là đất, lửa, nước, gió, không. Tại Kinh thư Trung Quốc, có nói về thuyết ngũ hành, tức là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Giáo lý này cũng xuất hiện trong triết học phương Tây, như triết học gia Hy Lạp cổ đại Empedocle cũng cho rằng 4 nguyên tố bất biến là nước, lửa, đất, khí.
Dù là thuộc triết học phương Đông hay phương Tây, đây đều là những nguyên tố cơ bản, tới đạo Phật thì được phát triển, “Phật giáo hóa” sâu sắc hơn. Tứ đại giai không là 4 nguyên tố hợp thành mọi vật thể là Thủy (nước), Hỏa (lửa), Phong (gió) và Địa (đất). Tứ đại có thể tính chủng tứ đại rộng lớn, biến chất, có thể sinh trưởng vạn vật nên còn gọi là Thủy Đại, Hỏa Đại, Phong Đại và Địa Đại. Trong đó:
Thủy: Đặc tính lỏng, ướp, tức thu nhiếp vạn vật, khiến cho vạn vật không rời rạc.
Hỏa: Đặc tính nóng, ấm, khiến vạn vật trưởng thành không hư hại.
Phong: Đặc tính lưu động, sinh trưởng vạn vật, điều tiết không chướng ngại.
Địa: Đặc tính rắn, chắc, hỗ trợ vạn vật để vạn vật không sai lạc.
Theo Phật giáo tiểu thừa, Tứ đại là những nguyên tố cơ bản tạo ra sự vật, hiện tượng vật chất, nên gọi là tứ đại chủng (chủng là hạt giống). Tức là bốn đại là hạt giống của mọi sự, do đó bốn đại mà hài hòa thì hiện tượng vật lý phồn vinh, nhưng bốn đại mà xung đột thì hiện tượng vật lý hủy diệt. Tiểu thừa nhận thức sắc thân con người tạo từ bốn đại, do đó không được để chúng chấp sắc thân là ta, tạo ra các nghiệp mà mãi sinh tử luân hồi. Chứng lý ngã không thì được Niết bàn, thoát khỏi lục đạo, sinh tử luân hồi.
Phật giáo Đại thừa thì cho rằng tứ đại là hiện tượng vật chất, là hư giả. Những hiện tượng dù sinh lý hay vật lý hình thành do bốn đại tăng duyên, chứ không phải là yếu tố cơ bản và có thực. Tứ đại hễ gặp duyên thì biến đổi, nên bản chất của đặc tính tưởng hiện hữu mà không thực, cho nên mới nói Tứ đại giai không, tức là chân lý vạn hữu vụ trụ đều vô thực thể, nếu có thì do giả hợp mà nên.
Ý nghĩa của Tứ đại giai không trong đạo Phật
Người không rành Phật pháp sẽ nói rằng: “Bỏ rượu, bỏ sắc, bỏ tiền tài, bỏ cả hơi thở thì sẽ xóa không bốn đại”. Hoặc bốn đại là Danh, Lợi, Tài, Sắc; hoặc là Tửu, Sắc, Tài, Khí, vì là không hiểu mà lấy đó hí họa để mưu lợi, để tạo danh hư vọng. Tứ đại trong đạo Phật chính là 4 nguyên tố Địa, Thủy, Hỏa, Phong đã nêu, ẩn chứa những triết lý nhân sinh thâm sâu, quan hệ mật thiết tới nhân ngã.
Vạn vật đều từ Tứ Đại mà thành hình, chẳng hạn cây muốn ra trĩu quả thì cần đất đai phì nhiêu, đất đai chính là Địa Đại; cần được tưới nước đầy đủ, ấy là Thủy Đại; lại cần ánh nắng ấm áp là Hỏa Đại, và cần khí gió điều hòa là Phong Đại. Nếu thiếu một đại thì khó mà đâm chồi nảy lộc, ra hoa trĩu quả.
Sắc thân của chúng sinh cũng vậy, đều do Tứ Đại mà hợp thành. Địa Đại là thịt da, xương cốt; Thủy Đại là máu mủ, dịch đờm; Phong Đại là hơi thở, hô hấp; Hỏa Đại là nhiệt độ ấm nóng. Một trong Tứ Đại bất ổn thì cơ thể sinh ra bệnh tật, Tứ Đại mà phân tán thì sinh mệnh liền đoạt tiệt, nói vạn vật chúng sinh đều là giả tướng của Tứ Đại hòa hợp tạo thành là như thế. Tứ Đại giai không chính là chân lý vạn hữu vũ trụ, ấy là mọi thứ đều vô thực thể, nếu có đều do giả hợp mà nên, Tứ Đại ly tán thì thực thể tận diệt.
Người thường không hiểu giáo lý sâu sắc của Tứ Đại giai không nên thấy cuộc đời còn nhiều đau khổ phiền não, vì thế mà sinh tham sân si. Nào biết lấy vật ngoài thân mà làm sở hữu thì mê muội, cầu tìm phù phiếm xa hoa viển vông, mong muốn lục căn vui thú nên tạo nghiệp, mãi tái sinh trong lục đạo luân hồi, đời đời kiếp kiếp trong trần lao ngũ dục.
Tứ Đại giai không đạo Phật là giáo lý dẫn dắt chúng sinh nhận thức sự hư ảo, giả tạm của thế giới vật chất. Cái Không của Đức Phật là không mê đắm không dính mắc, không chấp thủ sắc, không khởi niệm tà, chứ không phải Ngài dùng phép thần thông tan biến đi mọi niệm. Ta phải tự thức tỉnh bản thân, tu tâm dưỡng tính, phát huy vô lượng để tìm tới sự an lạc thật sự, khiến tâm thanh tĩnh, sáng suốt và an yên.
Thất tình lục dục là gì và ý nghĩa của thất tình lục dục
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!