Bị hack Facebook lừa tiền có lấy lại được không? Bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền có lấy lại được ko? Đây là câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi bị hacker tấn công Facebook để lừa bạn bè, người thân chuyển tiền qua ngân hàng hoặc nạp thẻ cào, vậy trong trường hợp này thì nên xử lý như thế nào?
1. Bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền có lấy lại được ko?
Nếu bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng thì hãy tố giác hành vi này đến cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát) để yêu cầu khởi tố đối tượng -> Cơ quan chức năng sẽ Điều tra -> Truy tố -> Xét xử -> Thi hành án -> Lấy lại tiền bị lừa chuyển khoản trước đó.
Hiện nay, tình trạng kẻ gian hack nick Facebook của người khác, sau đó lừa bạn bè, người quen, người thân trong gia đình (từ danh sách bạn bè trên Facebook) để nhờ chuyển tiền vào tài khoản, hoặc nạp card thẻ cào điện thoại, hoặc chuyển tiền Momo,… Sau đó chiếm đoạt số tiền đó đang rất phổ biến.
Trước tình hình này, nếu bị kẻ gian hack nick Facebook thì người bị mất tài khoản cần làm gì? Trước tiên, hãy tìm cách báo với bạn bè và người quen trên Facebook rằng tài khoản của bạn đã bị hacker xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát, mọi người tuyệt đối không nghe theo những gì hacker nhắn tin, càng không chuyển tiền theo yêu cầu của hacker.
Vậy, thông báo cho bạn bè, người quen trên Facebook tình trạng bị hacker chiếm quyền kiểm soát bằng cách nào? Bạn có thể nhờ một người bạn nào đó trên Facebook của bạn đăng tải thông báo này lên trang cá nhân của họ, từ đó những người là bạn bè chung sẽ nhìn thấy thông báo và cảnh giác hơn.
Trong trường hợp bạn chưa kịp thông báo, hoặc đã thông báo nhưng có người quen trên Facebook của bạn chưa nhận được thông báo, hoặc trước khi bạn thông báo thì người quen của bạn đã bị kẻ gian lừa chuyển tiền rồi thì bạn cần bình tĩnh, thu thập thông tin và tố cáo người hack Facebook đến cơ quan chức năng để được hỗ trợ giải quyết.
2. Cách tố cáo người hack Facebook lừa bạn bè, người quen chuyển tiền
Để tố cáo người hack Facebook thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin và chứng cứ bị hack tài khoản, những thiệt hại đã xảy ra -> Sau đó bạn tố giác đến cơ quan chức năng có thẩm quyền (Cơ quan Công an, Viện kiểm sát) -> Nộp đơn tố cáo kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan để được hỗ trợ giải quyết.
– Về thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm được xác định theo quy định pháp luật tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.
Như vậy, theo quy định tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những cơ quan có chức năng tiếp nhận tin tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án bao gồm: Cơ quan điều tra (Công an), Viện kiểm sát, và Cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra khác.
Do vậy, các bạn khi bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền thì cần liên hệ đến những cơ quan này tó giác tội phạm, đồng thời để được hỗ trợ, hướng dẫn xử lý kịp thời nhất.
Về thủ tục trình báo, tố giác tội phạm khi bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền cũng tương tự như khi bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vấn đề này đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết từng bước, mời các bạn tham khảo quy tình thủ tục 6 bước trình báo Công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản để biết thêm thông tin chi tiết.
3. Kẻ gian hack nick FB lừa người khác chuyển tiền bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hacker có thể bị xử phạt hành chính (mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng), hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khung hình phạt từ 6 tháng đến tù chung thân).
– Trường hợp bị xử phạt hành chính:
Trường hợp hacker chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook của người khác, sau đó lừa người quen của chủ tài khoản chuyền tiền và chiếm đoạt thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng theo khoản điểm b khoản 1 điều 73 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP.
“Điều 73. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa hoặc tiết lộ mật khẩu, mã truy cập máy tính, chương trình máy tính của người khác;
b) Trộm cắp, chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, sử dụng hoặc tiết lộ tài khoản, mật khẩu, quyền truy cập vào ứng dụng, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trộm cắp, mua bán, trao đổi, tiết lộ, sử dụng trái phép thông tin thẻ tín dụng của người khác;
b) Truy cập bất hợp pháp vào mạng hoặc thiết bị số của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
– Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Trường hợp kẻ gian hack nick Facebook của người khác mà thuộc các trường hợp tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy, trên đây là giải đáp các bạn câu hỏi Bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền có lấy lại được ko? và các vấn đề liên quan đến thẩm quyền tố cáo đối tượng hack tài khoản mạng xã hội, Hy vọng các bạn sẽ sớm lấy lại được số tiền đã bị chiếm đoạt trước đó, chúc các bạn thành công!
Tin tức khác:
– Mua hàng trên mạng Facebook bị lừa đảo thì phải làm sao?
– Đặt hàng trên mạng nhưng không lấy có bị sao không?
– Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng chi tiết
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!