browser not support iframe.
“Độ ta, không độ nàng” – chuyện tình đẫm lệ của nhà sư và quận chúa
“Độ ta, không độ nàng”, có tên gốc là “Độ tôi, không độ cô ấy” (渡我不渡她) – một truyện ngôn tình từng gây sốt mạng Internet Trung Quốc, kể về chuyện tình oan trái giữa một nhà sư và nàng quận chúa.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc một tiểu quận chúa theo cha đến ngôi chùa ở gần nhà mang lễ bái Phật. Tại đây, cô gặp một vị tiểu hòa thượng đang gõ mõ tụng kinh. Nếu như cô bé hoạt bát, vui vẻ thì tiểu hòa thượng tỏ ra ngại ngùng, dè dặt. Nhưng vì cả hai cùng độ tuổi nên nhanh chóng quen thân với nhau.
6 năm sau, tiểu hòa thượng tu vi ngày càng cao, sắp đạt được thành tựu. Sư trụ trì cho biết chàng là hiện thân của Phật sống. Một ngày nọ, quận chúa bày tỏ tình, chàng từ chối, quay đi nhưng đã động lòng. Từ đó trở đi, nàng không còn ghé chùa nữa.
Cho đến một ngày, nhà sư nghe tin dữ rằng nàng quận chúa đã chết. Hỏi ra mới biết, nàng không muốn gả làm thiếp cho một hoàng tử nhưng bị tên này cưỡng đoạt. Nàng tự tử, trên người còn đang mặc đồ cưới. Ngồi bên xác người con gái ở cạnh mình trong nhiều năm qua, nhà sư tự dằn vặt mình. Chàng hỏi Phật Tổ: “Người độ trăm vạn chúng sinh, nhưng vì sao độ ta, không độ nàng?” rồi đọa thành quỷ. Chàng giết chết tên hoàng tử bức chết người yêu rồi xuống âm phủ, đứng bên bờ hoa bỉ ngạn gặp lại vong linh của nàng lần cuối cùng.
Như vậy, cái tên “Độ ta, không độ nàng” xuất phát từ câu nói oán trách của nhà sư với Phật Tổ. “Độ” (渡) nghĩa gốc là “qua/vượt qua”, nhưng cũng có nghĩa là “cứu giúp” trong giáo lý của Phật giáo. “Độ ta, không độ nàng” được hiểu là: “Vì sao phù hộ ta mà không phù hộ cho nàng?”.
Không chỉ tiêu đề gây khó hiểu, lời bài hát sau khi được dịch tiếng Việt cũng rất lạ lẫm với nhiều khán giả trẻ: “Dòng kinh còn lưu vạn chữ / Bỉ ngạn phủ lên mấy thu”, “Hồng trần hôm nay xa quá / Ái ố không thể giãi bày”, “Một thuở hoa niên hợp tan”, “Phá nát cương thường biến họa”… Đây cũng là một trong những điểm thu hút người nghe của ca khúc.
Trên thực tế, chủ đề tình yêu đôi lứa luôn hấp dẫn trong nghệ thuật. Những tác phẩm càng oan trái, oái ăm như “Độ ta, không độ nàng” lại càng khiến khán giả nhớ đến. Chủ đề nhà sư yêu đương, lưu luyến hồng trần cũng không hiếm thấy trong nền văn hóa Á Đông. Như truyện “Đức Phật và nàng”, “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Trung Quốc hay bi kịch của nhà sư Anchi và Kiyo trong truyện cổ “Nàng Kiyohime hóa rắn” của Nhật Bản.
Từng có ý kiến nói truyện “Độ ta, không độ nàng” đã ‘mượn’ ý tưởng truyện “Bất phụ Như Lai bất phụ khanh” của Chương Xuân Di (xuất bản năm 2008, chuyển thể thành phim năm 2017) nhưng không có cơ sở hợp lý.
Bản gốc “Độ ta, không độ nàng” của Độc Cô Thi Nhân khá nhẹ nhàng, dễ chịu:
browser not support iframe.
Ai là tác giả gốc? Vì sao “Độ ta, không độ nàng” gây sốt muộn ở Việt Nam?
Sau khi truyện này gây sốt trên mạng thì được sản xuất thành một phim hoạt hình 3D ngắn, chính thức đẩy “Độ ta, không độ nàng” lên thành một trào lưu. Tuy nhiên, truyện gốc “Độ ta, không độ nàng” chỉ là một bài đăng trôi nổi trên mạng nên cộng đồng mạng Trung Quốc cũng không tìm ra ai thực sự là tác giả.
Bài hát chủ đề “Độ ta, không độ nàng” nhanh chóng lọt top tìm kiếm, phủ sóng nhiều mạng xã hội của đất nước tỷ dân, đặc biệt là mạng Douyin (hay Tik Tok). Nhiều người tin rằng bài “Độ ta, không độ nàng” là một ca khúc rap do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng thể hiện.
Nhưng sự thật, một người cón nghệ danh Độc Cô Thi Nhân – tác giả của bài hát, mới là người thu bản đầu tiên. Độc Cô Thi Nhân là một người viết nhạc nghiệp dư, từng xuất hiện trong một show truyền hình nhỏ ở Trung Quốc.
Bài “Độ ta, không độ nàng” được viết theo Trung Quốc phong, phối Pop với lối hát khá mềm mại, nhẹ nhàng và không có rap. Ca khúc là cảm hứng của anh khi nhớ về thời thơ ấu làm đệ tử ở chùa Thiếu Lâm.
Sau một thời gian “làm mưa làm gió” ở Trung Quốc, một số người dùng mạng Việt Nam đăng tải video vietsub “Độ ta, không độ nàng” lên mạng YouTube để những ai yêu thích ca khúc này hiểu được ý nghĩa.
Người đầu tiên chau chuốt bản dịch “Độ ta, không độ nàng” thành ca khúc nhạc Hoa lời Việt là một streamer tên Thái Quỳnh. Tuy là người hát lời Việt đầu tiên nhưng chàng trai sinh năm 1996 lại không phải là phiên bản thành công nhất vì hát yếu, kém mượt mà, cảm xúc.
Đổi lại, “phát pháo” đầu của Thái Quỳnh tạo nên một trào lưu rầm rộ bậc nhất nửa đầu năm 2019 trong làng nhạc Việt. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, có đến 9 bản cover của một ca khúc đều lọt top xu hướng thịnh hành của YouTube. Con số này vẫn đang tăng lên, cho thấy trào lưu “Độ ta, không độ nàng” chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Ba bản cover đang trong top 10 Youtube hiện tại là của Khánh Phương, hot girl Hương Ly và bản remix của DinhLong (Anh Duy hát). Trả lời VietNamNet, Khánh Phương tự tin nói bản cover của mình là “vô đối” vì không ai hát tốt cả song ngữ Việt – Trung như anh.
Bản cover của Hương Ly cũng rất được yêu thích với lối hát nhẹ nhàng cũng như những đoạn cô độc tấu tỳ bà. Anh Duy – giọng ca mạng 30 tuổi – cũng quyết định lấn sân showbiz sau khi bản cover của mình gây sốt trên Internet.
Những sản phẩm ăn theo “Độ ta, không độ nàng” như phim ngắn bản kiếm hiệp, tiên hiệp; chụp ảnh cosplay; kể chuyện tranh cát… đang diễn ra rầm rộ, tạo nên bộ mặt phong phú cho trào lưu này.
Theo Gia Bảo
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!