Trong những câu chuyện đồng hồ, người ta thường bàn luận nhiều về bộ máy, rằng chúng là máy Quartz hay cơ, thương hiệu Nhật hay Thụy Sĩ, In-house hay đặt ngoài… cùng hàng loạt thông số, mà quên mất một bộ phận quan trọng không kém: Case đồng hồ.
Vậy case là gì? Nó có hình dáng thế nào và tạo nên giá trị gì cho chiếc đồng hồ của bạn? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Case đồng hồ là gì?
Case là vỏ ngoài của đồng hồ – rất đơn giản theo đúng nghĩa đen. Để dễ hình dung hơn, bạn có thể quan sát hình bên dưới.
Case size (size đồng hồ): chỉ đường kính mặt đồng hồ, tính cả vành đồng hồ nhưng không tính các núm bên cạnh. Case size là yếu tố quan trọng nhất để người dùng lựa chọn chiếc đồng hồ phù hợp với cổ tay của mình.Case back: nắp lưng đồng hồ, bạn có thể mở và can thiệp vào bộ máy bên trong.Case number: số vỏ máy – một số hãng đồng hồ in case number trên case back. Mỗi số vỏ máy là duy nhất, tra cứu số vỏ máy, bạn có thể xác định được đồng hồ có phải chính hãng hay không.
Những dạng của “case back” và độ chống nước của chúng:
Đáy cậy: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.Đáy xoay (vặn ren): Chống nước tốt.Đáy bắt vít: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.Đáy lắp kính vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn rõ bộ máy bên trong (see through case back): Chống nước trung bình.
Caseback xuyên thấu từ Ogival Sóng Cả, cỗ máy Automatic Swiss Made
Còn đây là “mặt tiền” Skeleton của anh bạn Ogival Mãnh Hổ
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông số và giá Ogival Mãnh Hổ Thượng Sơn OG358.53A42GR-GL, click TẠI ĐÂY nhé!
Tùy vào thiết kế mà case đồng hồ có hình dạng, kích thước khác nhau như hình tròn, thoi, lục giác, oval, hình chữ nhật, vuông,… Một số khác còn có hình dáng độc đáo, phá cách. Nhưng chung quy lại, chúng đều có hai chức năng chính: bảo vệ máy đồng hồ khỏi các tác nhân bên ngoài (nước, độ ẩm, bụi bẩn,…) và tạo nên thẩm mỹ cho cỗ máy thời gian.
2. Không chỉ đơn thuần là vỏ bọc – case đồng hồ cũng có lịch sử riêng
Phiên bản case đồng hồ đầu tiên thuộc về case của chiếc đồng hồ bỏ túi (đồng hồ quả quýt) của thế kỷ XVI. Chúng đơn giản chỉ gồm 2 phần vỏ kim loại trơn được hàn vào nhau cùng với một dây treo. Về sau chúng mới được chế tác tinh xảo hơn và chạm khắc thêm hoạt tiết ở mặt ngoài.
Qua gần 5 thế kỷ, đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến, case đồng hồ cũng được “thiên biến vạn hóa” để phù hợp với chức năng của bộ máy và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người sử dụng.
Tiêu biểu như một chiếc case lớn hơn, có vòng bezel có thể xoay được là yêu cầu bắt buộc với chiếc đồng hồ lặn hay đồng hồ Chronograph những năm 1950. Đến năm 60, 70 thì hình dáng của case đồng hồ đã quá đa dạng, người ta gần như có thể sản xuất case với mọi hình dáng, kích thước.
3. Chất liệu tạo nên case đồng hồ
Chất liệu là yếu tố đóng vai trò chủ chốt trong việc sản xuất case đồng hồ. Vậy chất liệu tạo nên case là gì?
Thép 316L:
Ngày nay, thép không gỉ 316L – thép tiêu chuẩn dùng trong chế tác đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất. Thép 316L là hỗn hợp của các kim loại Crom (Cr), Niken (Ni), Molipđen (Mo), Nito (N) trong môi trường nhiệt độ cao từ 450 độ C đến 850 độ C để loại bỏ các tạp chất và Cacbon (C), tạo ra các cấu trúc tinh thể khác nhau với tính chất cơ – lý khác nhau.
Từ đó, case đồng hồ làm bằng thép 316L có khả năng chịu được sự ăn mòn và ít bị biến màu trong phạm vi nhiệt rộng, độ bền dẻo cao và khả năng kháng từ tính tốt nhất.
Orient Golden Eye bóng bẩy với chất thép 316L
(Xem chi tiết sản phẩm)
Thép 904L:
Từ năm 1985, chất liệu thép 904L “siêu chống ăn mòn” được Rolex sử dụng trong chế tác case đồng hồ. So với thép 316L, thì thép 904L có tỷ lệ Crom, Molipđen, Niken, Đồng lớn hơn hẳn. Điều này giúp cải thiện khả năng kháng axit, ăn mòn hóa học và làm cho thép có độ cứng vượt trội.
Đến năm 2000, thép 904L được sử dụng phổ biến hơn nhưng do đòi hỏi kỹ thuật luyện kim cực kỳ phức tạp nên 904L vẫn là công nghệ chế tác độc quyền, tạo nên sự đắt đỏ của những chiếc đồng hồ Rolex.
Titan:
Giữa những năm 70, Titan trở thành lựa chọn hàng đầu cho các cỗ máy thời gian có chức năng đặc biệt, đòi hỏi hoạt động ở những môi trường khắc nghiệt.
Chiếc đồng hồ lặn trong quân đội là một điển hình, chúng cần một vỏ ngoài chống va chạm và chống ăn mòn rất cao. IWC và Seiko và hai thương hiệu đồng hồ đi đầu trong việc sử dụng kim loại này.
Với chất liệu kim loại, các case đồng hồ còn được mạ vàng. Dung dịch vàng 18K gold và công nghệ mạ PVD được coi là công nghệ và chất liệu mạ lý tưởng để tạo lên lớp mạ sang trọng, chống xước và bền màu.
Gốm chống xước:
Cũng khoảng năm 1970, chất liệu gốm chống xước (Scratchproof Ceramic) lần đầu tiên được hãng RADO sử dụng.
Gần như người ta không phủ thêm lớp hóa chất nào trên gốm vì vậy, các case đồng hồ làm từ gốm rất thân thiện với người đeo. Chúng nhẹ, bền màu, không gây kích ứng da, không bị ảnh hưởng bởi từ tính và ăn mòn hóa học. Tuy nhiên, các case bằng gốm lại dễ bị tác động bởi lực mạnh và khó gia công do đặc điểm cấu tạo phân tử.
Từ đó đến nay, rất nhiều hãng tiếp tục sử dụng chất liệu này cho các dòng sản phẩm của họ. Có thể kể đến dòng Big Pilot Top Gun của IWC, chiếc Speedmaster Dark Side of the Moon của Omega được làm hoàn toàn từ gốm sứ từ vỏ cho đến mặt số,…
Chiêm ngưỡng case chất liệu gốm công nghệ cao
Chất liệu khác:
Gần đây khi cao su và sợi Cacbon rất phổ biến nhờ công nghệ gia công ngày càng tinh tế hơn, chúng được ưu tiên sử dụng ở dòng đồng hồ thể thao ngoài trời và đồng hồ lặn. Hợp kim chống siêu ăn mòn khác, hay thậm chí cả ngọc bích cũng xuất hiện trong danh sách chất liệu dùng trong chế tác case đồng hồ.
4. Các loại size mặt đồng hồ phổ biến
Khi tư vấn, người bán hàng thường gọi “size mặt đồng hồ”, “size đồng hồ” thay cho “case size”. Size đồng hồ nằm trong khoảng 23 – 50mm.
Các size mặt đồng hồ thường gặp:
Dành cho nữ:
Women’s Mini (đồng hồ nữ – size nhỏ): 23mm – 25mmWomen’s Regular (đồng hồ nữ – size thông thường): 26mm – 29mmMidsize – Unisex (nam hoặc nữ đều đeo được): 34mm – 36mm
Dành cho nam:
Men’s Regular (đồng hồ nam – size thông thường): 37mm – 39mmMen’s Sport (đồng hồ nam – size thể thao): 40mm – 42mmMen’s XL (đồng hồ nam – size lớn, rất lớn): 45mm
Chọn size đồng hồ phù hợp giúp tôn lên vẻ đẹp của cả đồng hồ và người đeo
Chu vi cổ tay và size mặt đồng hồ phù hợp với bạn có liên quan mật thiết đến nhau đấy. Bạn có thể áp dụng công thức sau đây để tìm được size đồng hồ phù hợp:
Chu vi cổ tay / 4.5 = cỡ đồng hồ tối ưuChu vi cổ tay / 4 = cỡ đồng hồ tối đaChu vi cổ tay / 5 = cỡ đồng hồ tối thiểu
Thật đơn giản phải không? Tuy nhiên tùy vào sở thích, bạn vẫn có thể lựa chọn những size mặt đồng hồ phá cách để thể hiện cá tính.
“Case là gì? Case đồng hồ là gì?” – Các bạn đã tìm thấy câu trả lời rồi chứ? Thế giới của những chiếc đồng hồ nhỏ bé thật không bé nhỏ chút nào. Từng chi tiết của chiếc đồng hồ trên cổ tay bạn đều mang đến rất nhiều điều thú vị.
Chúc các bạn sẽ tìm được chiếc đồng hồ đeo tay ưng ý với case đồng hồ phù hợp nhất!
Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, bạn vui lòng CHAT trực tiếp hoặc liên hệ HOTLINE 1900.0325 để được tư vấn miễn phí. Xwatch luôn sẵn sàng giải đáp!
>>> Nếu bạn đang tìm hiểu ATM là gì hay Altimeter là gì thì click ngay để biết thêm thông tin hay nhất về đồng hồ đeo tay.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!