Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 Thuận Nhật

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 có phần khác biệt với hai cuộc cách mạng trước đó. Lần này cuộc công nghiệp đã cho thấy được tốc độ phát triển tiến bộ của khoa học – kỹ thuật một cách rõ ràng. Hãy cùng Thuận Nhật tìm hiểu kỹ hơn nhé.

LỊCH SỰ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3

1. Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được bắt với sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay là cuộc cách mạng số.

Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực xã hội. Giảm chi phí trong phương tiện sản xuất. Kéo theo cơ cấu sản xuất xã hội cũng thay đổi theo giữa nông-lâm-thủy sản, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ. Tận dụng công nghệ hydro và internet để lưu trữ và chia sẻ , phân phát năng lượng rộng rãi đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 – Hành trình cải cách năng lượng xanh.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng

Thập niên 70:

Vào những năm 1970 nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tửthu,…, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade.

Công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ analog sang lưu trữ kỹ thuật số. Tạo thêm việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu.

Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên này là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số – biến đổi cosine rời rạc (DCT).

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Thập niên 80:

Ở thập niên này, máy tính đa du nhập vào các nước phát triển, xuất hiện nhiều ở trường học, hộ gia đình, doanh nghiệp,…

Mãi đến năm 1983, chiếc điện thoại đầu tiên đã ra đời với sáng chế của Motorola DynaTac. Đến năm 1991 , mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại được phổ biến hơn.

Từ đó nhiều thiết bị công nghệ hiện đại cũng lần lượt được ra đời: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim truyền thống, mực kỹ thuật số,… Và sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu.

Thập niên 90:

Năm 1990 World Cup diễn ra đã lần đầu tiên được chiếu trên HDTV ở Tây Ban Nha và Ý. Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại Nhật Bản.

Sau sự ra đời của World Wide Web đã làm tiền đề cho các trình duyệt web thay đổi và phát triển nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape Navigator và Internet Explorer.

Đến năm 1996, Internet được mở rộng trở thành nền văn hóa đại chúng.

Thập niên 20:

Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở nên phổ biến hơn, tính năng soạn và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện.

Tại Việt Nam Internet dial – up được kết nối vào năm 2002 và được nhiều người yêu thích và ưa dùng.

Thập niên 21:

Vào đầu năm 2010 điện toán đám mây đã dẫn đầu trở thành xu hướng. Lượng người truy cập Internet ngày càng tăng mạnh.

CÁC THÀNH TỰU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 3 MANG LẠI.

Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát mình được ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…

Cuộc cách mạng truyền thông và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh, . Các công ty, doanh nghiệp cũng chuyển hướng kinh doanh. Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời:

  • Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng bằng những phương tiện truyền thông.
  • Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau.
  • Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra mục tiêu tiếp cận.
  • Cloud: Điện toán đám mây.

Chuyển đổi công nghệ analog sang kỹ thuật số.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số. Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ra đời

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4