Trong bất kỳ một tổ chức hay bộ máy nào cũng cần một cá nhân đóng vai trò quản lý. Vị trí này có vai trò quan trọng, giúp công việc được vận hành trơn tru. Vậy quản lý là gì? Nhà quản lý là gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu các khái niệm này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quản lý là gì?
Đối với một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức phi lợi nhuận, hoặc một tổ chức, doanh nghiệp,… thì quản lý chính là hoạt động quản trị. Quản lý bao gồm việc thiết lập chiến lược và điều phối nhân viên hoặc tình nguyện viên hướng đến mục tiêu chung của tổ chức thông qua việc sử dụng các nguồn lực sẵn có như nhân lực, tài chính, máy móc, công nghệ,…
2. Nhà quản lý là gì?
2.1 Khái niệm
Nhà quản lý là một danh từ chung chỉ những người thực hiện hoạt động quản lý trong một tổ chức. Họ là những người chịu trách nhiệm điều hành, kiểm soát các công việc và nhân viên. Nhà quản lý có quyền thuê, sa thải, khen thưởng, kỷ luật, phân bổ công việc của nhân viên.
Bên cạnh đó nhà quản lý còn là người lãnh đạo, lên kế hoạch chung cho tổ chức, kiểm soát các nguồn lực về tài lực, nhân lực nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức và họ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đạt được.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản lý nhân sự là gì? 6 Cách Để Trở Thành Quản Lý Nhân Sự Giỏi
2.2 Phân cấp nhà quản lý
-
Nhà quản lý cấp cao
Nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp thường giữ các chức vụ như Chủ tịch, Giám đốc điều hành, thành viên Hội đồng quản trị. Đây là thành phần nòng cốt của một tổ chức, họ chính là những người đặt ra những mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Nhà quản lý cấp cao chính là người đề ra và duy trì cách thức hoạt động, đóng vai trò định hướng đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở. Các quyết định được đưa ra bởi nhà quản lý cấp cao thường là các quyết định mang tính chất dài hạn và mang tính chiến lược.
-
Nhà quản lý cấp trung
Nhà quản lý cấp trung có thể là quản lý bộ phận, quản lý chi nhánh, quản lý khu vực. Họ đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa các nhà quản lý cấp cao và nhà quản lý cấp cơ sở. Đồng thời, đây cũng là những người tham mưu các phương hướng cho các nhà quản lý cấp cao.
-
Nhà quản lý cấp cơ sở
Nhà quản lý cấp cơ sở là những trưởng phòng, trưởng nhóm hoặc là những người giám sát. Đây là những người trực tiếp quản lý và làm việc với các nhân viên trong các phòng, ban. Quản lý cấp cơ sở là người tiếp nhận các định hướng, công việc từ quản lý cấp cao và cấp trung, sau đó phân công, định hướng công việc cụ thể đến từng nhân viên.
Các quyết định của nhà quản lý cấp cơ sở là các quyết định mang tính chất thời vụ, ngắn hạn và chỉ áp dụng trong một giai đoạn nhất định.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị điều hành là gì? Thông tin cần biết khi trở thành một nhà quản trị
3. Chức năng của nhà quản lý
3.1 Hoạch định
Hoạch định chính là việc xác lập mục tiêu đồng thời đưa ra các quyết định về hành động cần được thực hiện ở hiện tại và tương lai, từ đó lên kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu.
Việc xác lập mục tiêu và phương thức mục tiêu chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý, đặc biệt là nhà quản lý cấp cao.
3.2 Tổ chức
Tổ chức thực hiện chính là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của nhà quản lý. Đối với một doanh nghiệp đã có cơ cấu tổ chức rõ ràng thì nhiệm vụ của nhà quản lý chính là: phân bổ công việc, hỗ trợ, kiểm soát và điều chỉnh nếu cần thiết.
Nhà quản lý sẽ sử dụng các nguồn lực như con người, tài chính, cơ sở vật chất, công nghê, khách hàng, đối tác thân thiết,… để tối ưu hóa việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
3.3 Bố trí nhân lực
Sau khi đã phân tích công việc, nhà quản lý cần phân chia các nhiệm vụ cụ thể đến từng cá nhân và đảm bảo sự hài hòa nhân lực trong mỗi công việc cần thực hiện.
Người quản lý cần thực hiện giao việc trên nền tảng kết hợp với đào tạo, đồng thời nhà quản lý cần nhìn xa trông rộng để giao việc vẫn đúng tiến độ mà không gây áp lực quá lớn đến nhân viên.
3.4 Lãnh đạo, động viên
Là một người quản lý thực thụ sẽ không chỉ dừng lại ở việc lãnh đạo, chỉ đạo mà còn đóng vai trò là người động viên, truyền cảm hứng để nhân viên nỗ lực hơn, hoàn thành tốt các công việc như kế hoạch đã đề ra.
3.5 Kiểm soát
Kiểm soát là việc đo lường thực tế tiến độ các công việc mà cá nhân, bộ phận đã thực hiện nhằm kịp thời và nhanh chóng nắm bắt được tình hình, từ đó có những điều chỉnh và giải quyết phù hợp nhất với vấn đề.
4. Vai trò của nhà quản lý
4.1 Đối ngoại và đối nội
Đối với các giao tiếp bên ngoài, nhà quản lý là đại diện phát ngôn chính thức của doanh nghiệp. Còn trong nội bộ doanh nghiệp họ chính là cầu nối giữa các thành viên, các bộ phận để thành một thể thống nhất, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
4.2 Nguồn trung gian thông tin
Nhà quản lý chính là người tiếp nhận, giải quyết và truyền đạt thông tin từ nhà quản lý cấp cao hơn đến cấp dưới, nhân viên, và ngược lại cũng là ghi nhận ý kiến, đóng góp từ nhân viên đến cấp trên.
4.3 Ra quyết định
Đây là quyền và cũng là nhiệm vụ mấu chốt của các nhà quản lý. Họ hoàn toàn có quyền trong việc ra quyết định đối với tổ chức, và đồng nghĩa với điều đó họ cũng là người chịu trách nhiệm chính đối với quyết định của mình.
4. Kỹ năng và tố chất của nhà quản lý trong doanh nghiệp
4.1 Kỹ năng
Để có thể trở thành nhà quản lý cần phải đáp ứng các kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng chuyên môn: am hiểu, có kiến thức chuyên sâu và khả năng thực hiện những công việc liên quan đến chuyên ngành, đòi hỏi chuyên môn cao.
- Kỹ năng tư duy: nhà quản lý phải có khả năng nhìn nhận tình hình, tiềm năng, nguy cơ, biết nắm bắt cơ hội và phân tích rủi ro tiềm tàng.
- Kỹ năng quản trị nhân sự: phải có khả năng phân bổ, lãnh đạo và động viên các nhân viên, bộ phận cấp dưới.
4.2 Tố chất
Nhà quản lý phải hội tụ các tố chất sau:
- Là người say mê và nhiệt huyết với công việc mình đang làm. Bởi một nhà quản lý đủ nhiệt huyết mới có để truyền cảm hứng và động viên các nhân viên của mình.
- Nhà quản lý phải là người có tầm nhìn xa trông rộng để có thể dự đoán, ứng biến và đưa ra những biến động phù hợp với thị trường kinh doanh.
- Là người có óc sáng tạo, logic, có khả năng phân tích, lập luận chặt chẽ, sắc bén.
- Nhà quản lý cần phải trau dồi, không ngừng học hỏi, tiếp thu thêm nhiều cái mới mẻ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như vai trò của mình.
- Nhà quản lý đóng vai trò chủ chốt và dẫn dắt nhân viên, điều này đòi hỏi họ cần phải có khả năng truyền đạt tốt để có thể truyền tải được những thông tin, thông điệp quan trọng đến nhân viên.
- Là nhà quản lý, đứng đầu một tổ chức nên phải là một người ứng biến linh hoạt trong các tình huống, dũng cảm, chấp nhận các rủi ro trong kinh doanh.
Khái niệm quản lý là gì đã được giải thích và phân tích cụ thể qua bài viết trên. Mong rằng những thông tin chia sẻ của Mua Bán sẽ hữu ích với bạn. Bên cạnh đó bạn cũng đừng quên ghé ngay Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!
>>> Xem thêm:
- Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager
- Quản đốc là gì? Các cơ hội việc làm ‘Hot’ và yêu cầu để trở thành Quản đốc giỏi
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!