Việc rèn luyện cách nói chuyện khôn khéo không những giúp cho bạn xây dựng và mở rộng được nhiều mối quan hệ mới, mà còn mang lại sự tự tin và nhiều cơ hội cho sự nghiệp của mình. Vậy, bạn đã biết phương pháp để có thể nói chuyện một cách khôn khéo chưa? Hãy cùng Alyngan đi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Như thế nào thì được gọi là nói chuyện khôn khéo?
Người nói chuyện khôn khéo chính là người có khả năng nói lên sự thật theo hình thức cân nhắc tới phản ứng và cảm xúc của người khác. Nó có thể cho phép bạn đưa ra các phản hồi khó khăn, truyền đạt những thông tin nhạy cảm và nói đúng sự thật cho đối phương mà vẫn có thể duy trì tốt các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, giao tiếp khôn khéo còn phải được hình thành từ nhiều thứ như cảm xúc, trí tuệ, tự nhận thức, tự quyết, sự tôn trọng, tinh tế, chu đáo, trung thực… Những yếu tố này sẽ giúp bạn khác biệt với đám đông, từ đó nhận được nhiều sự chú ý cũng như có thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống của mình.
11+ Cách nói chuyện khôn khéo khiến ai cũng phải nể bạn
Với khả năng giao tiếp khôn khéo sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều sự yêu mến cũng như tin tưởng từ người khác. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng nhận được thiện cảm từ người mới gặp, điều này giúp cho bạn có nhiều cơ hội để mở rộng mối quan hệ hơn.
Vậy, làm sao để có thể giao tiếp được như vậy? Sau đây là 11 cách nói chuyện khôn khéo giúp tạo ấn tượng tốt với đối phương mà Alyngan đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo nó ngay sau đây.
Chê ít khen nhiều
Đa phần ai trong chúng ta cũng đều muốn được khen, tuy nhiên lời khen nịnh bợ sẽ khác với lời khen chân thật. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào các điểm khác biệt hay cụ thể để có thể khen đối phương một cách chân thành nhất. Điều này sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều sự yêu mến từ mọi người xung quanh.
Nói lời xin lỗi và cảm ơn
Lời cảm ơn cũng như xin lỗi là một trong những điều cơ bản trong khi giao tiếp, tuy nhiên, không phải ai cũng biết xin lỗi và cảm ơn đúng lúc. Vì vậy, thay vì học nói chuyện một cách hoa mỹ, các bạn có thể học cách sử dụng lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc. Điều này không những thể hiện được sự tôn trọng đối với người khác, mà nó còn chứng tỏ rằng bạn là một người có khả năng nhận thức rất tốt.
Biết lắng nghe
Việc nói chuyện khôn khéo không có nghĩa là bạn chỉ chú ý đến mỗi lời nói của bản thân. Trong mỗi cuộc giao tiếp này đều có sự tham gia giữa người nói và người nghe. Vì vậy, bạn hãy học cách lắng nghe chân thành và cố gắng chia sẻ đúng lúc để đối phương cảm nhận được sự tôn trọng từ bạn.
Nên đặt câu hỏi khi trò chuyện
Đừng quên việc đặt câu hỏi đúng lúc vào mỗi cuộc trò chuyện. Các câu hỏi mở này chính là một cách hiệu quả để kéo dài cuộc giao tiếp. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cho bạn nhận thêm được nhiều thông tin hơn, đồng thời chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe và tôn trọng đến những gì đối phương nói.
Hạn chế phàn nàn sự mệt mỏi của bản thân
Cho dù là bạn bè hay người thân, bạn vẫn nên hạn chế than phiền về những mệt mỏi hay khó khăn của bạn. Điều này sẽ gây ra sự khó chịu cho người nghe, và từ đó họ không còn muốn nói chuyện với bạn nữa.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tâm sự những điều này cho đối phương nhưng chỉ với một mức độ nhất định và đơn giản. Vì nếu như bạn phàn nàn đến từng chi tiết thì cũng chỉ khiến cho người khác cảm thấy lãng phí thời gian và chán ghét khi tiếp xúc với bạn.
Không nên can thiệp vào quyết định của đối phương
Khi bạn bè tìm đến bạn để trò chuyện và xin lời khuyên, thì bạn chỉ nên nói ra các ý kiến cũng như cách làm của bản thân để giúp đối phương được an ủi và có giải pháp phù hợp hơn. Còn nếu như bạn cứ mặc định cho rằng đối phương sai và công kích mạnh mẽ quan điểm của họ sẽ khiến cho họ cảm thấy thất vọng, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ tiêu cực hơn.
Pha một chút hài hước vào mỗi cuộc trò chuyện
Những người có tính hài hước thường là những người thân thiện và hòa đồng. Họ luôn mang lại nguồn năng lượng tích cực đến cho mọi người xung quanh. Vì vậy, những người này luôn chiếm được nhiều sự yêu mến và thiện cảm đến từ mọi người.
Mặc dù khiếu hài hước không phải ai cũng có, nhưng nó không phải là tính bẩm sinh nên các bạn đều có thể cải thiện được. Tuy nhiên, để có thể nói chuyện khôn khéo, sự hài hước vẫn nên được tiết chế lại theo một cách tinh tế và nhẹ nhàng. Chứ không phải là quá “lố lăng” một cách thái quá, điều này sẽ khiến cho nó phản tác dụng.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách nói chuyện hài hước, giúp bạn bớt “thiếu muối”
- Hướng dẫn cách nói chuyện có duyên, thu hút người đối diện một cách dễ dàng
Không nên bàn chuyện trong lúc người khác đang nghỉ ngơi
Một trong những cách nói chuyện khôn khéo chính là không nên bàn chuyện công việc vào thời điểm tan ca hay lúc người khác đang nghỉ ngơi. Đây chính là phép lịch sự tối thiểu của bạn dành cho người khác. Nếu như không có gì quan trọng, thì các bạn nên để họ thư giãn và nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ít ỏi này nhé!
Không nói những thứ mà bản thân không chắc chắn
Đừng nên lên tiếng khi bản thân bạn còn chưa chắc chắn về một vấn đề nào đó, đặc biệt nhất là lời đánh giá hay nhận xét về người khác. Đôi khi một số từ ngữ mơ hồ như nghe nói, hình như, có lẽ… sẽ vô tình khiến cho người khác bị tổn thương, thậm chí còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tan vỡ các mối quan hệ.
Vì vậy, khi nói một điều gì đó, bạn hãy tìm hiểu thật chắc chắn và chính xác rồi mới nói ra. Chứ không nên phát ngôn một cách lung tung, tùy tiện.
Hãy mỉm cười và im lặng khi bản thân không biết nói gì
Khi không biết phải nói gì thì im lặng và mỉm cười chính là cách nói chuyện khôn khéo nhất. Có thể trong mắt người khác, lúc này bạn bỗng trở nên sâu xa và bí ẩn hơn. Bên cạnh đó, việc im lặng này còn giúp cho bạn tránh phát ngôn lung tung, điều này sẽ giúp cho bạn không bị mất thiện cảm từ người khác.
Không nói tục, chửi thề
Chửi tục, chửi thề không hẳn là điều gì quá xấu xa, hầu hết những người có thói quen này đều xem đây là một công cụ để thể hiện cảm xúc chân thật của bản thân chứ không phải là hạ nhục người khác.
Nhưng nhìn chung, việc chửi bậy hay nói tục cũng sẽ không tốt. Vì điều này có thể dễ dàng công kích đến người khác, từ đó gây tan vỡ các mối quan hệ xung quanh. Vì thế, tùy vào tình huống cụ thể mà bạn hãy cư xử một cách văn minh nhất sao cho không gây mất thiện cảm đến mọi người xung quanh.
Để có thể trở thành người nói chuyện khôn khéo, ngoài những cách mà Alyngan đã đưa ra ở trên, các bạn cũng cần phải thực hành và tích lũy kinh nghiệm trong mỗi cuộc giao tiếp. Từ đó mới xây dựng được cách nói chuyện khôn khéo, duyên dáng và gây ấn tượng đến mọi người xung quanh.
Một số lỗi sai trong giao tiếp sẽ khiến bạn mất điểm
Giao tiếp chính là một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống, những người nói chuyện khôn khéo, tinh tế sẽ nhận được nhiều sự yêu mến hơn từ mọi người xung quanh. Để có thể trở thành một người giỏi về giao tiếp, các bạn phải lưu ý và tránh ngay những lỗi sai sau đây:
- Ngắt lời người khác: Việc ngắt lời người khác chứng tỏ rằng bạn một người thiếu tinh tế và chưa có kỹ năng về giao tiếp. Vì vậy, thay vì ngắt lời thì bạn có thể lắng nghe và mỉm cười khi người khác đang nói.
- Khoanh tay khi trò chuyện: Một số người có thói quen luôn khoanh hai tay trước ngực khi nói chuyện. Đây không phải là một thói quen xấu, nhưng ở trong ngôn ngữ cơ thể, nó có nghĩa là bạn đang “phòng thủ” và không hứng thú với cuộc giao tiếp này.
- Nói xấu người khác: Nếu như người bị nói xấu vô tình nghe được những lời nói đó thì sao, có phải bạn sẽ đánh mất đi một mối quan hệ đúng không. Vì vậy, thay vì nói xấu và bàn tán người khác thì bạn hãy nên làm tốt công việc của chính mình.
- Nói với âm lượng quá lớn: Âm lượng của giọng nói cũng ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện. Nếu như bạn nói quá lớn sẽ khiến cho đối phương cảm thấy ngại ngùng và khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nói quá nhỏ vì nó sẽ khiến cho người khác khó nghe.
- Không có chính kiến: Trong mỗi cuộc trò chuyện, bạn cần phải biết bảo vệ quan điểm cá nhân của mình chứ không phải là người ba phải (là người hay nói theo ý kiến của người có quyền lực hơn). Tuy thói quen ba phải không làm ảnh hưởng đến ai, nhưng những người có tính cách như vậy thường không được mọi người yêu mến.
Để có thể tạo được lợi thế cho bản thân trong môi trường công việc cũng như đời sống hằng ngày, thì việc kỹ năng giao tiếp cần phải đòi hỏi và cải thiện một cách đặc biệt. Điều này sẽ giúp bạn chinh phục được các đồng nghiệp và cấp trên, từ đó tạo ra nhiều cơ hội để có thể thành công hơn trong cuộc sống.
Trên đây là 11 cách nói chuyện khôn khéo mà Alyngan đã cung cấp. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể cư xử một cách khéo léo và tinh tế hơn. Từ đó mang lại nhiều thành quả trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Nếu như bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ nó cho bạn bè và người thân của mình cùng biết nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!