Bản vẽ kỹ thuật là gì? Bản vẽ kỹ thuật có vai trò và ứng dụng như thế nào? Có những loại nào phổ biến? Phân biệt bản vẽ 2D và 3D ra sao? Nếu đang tìm hiểu về bản vẽ kỹ thuật thì dưới đây là thông tin giải đáp chi tiết.
1. Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Chúng ta vẫn thường nghe nói về kỹ thuật cũng như bản vẽ kỹ thuật. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản vẽ kỹ thuật là gì? Theo đó, bản vẽ kỹ thuật (còn gọi là bản vẽ) là khái niệm để chỉ thông tin kỹ thuật được trình bày dưới dạng các hình vẽ, ký hiệu theo những quy tắc đã được thống nhất và tuân theo tỷ lệ nhất định.
Như vậy, có thể nói bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm của ngành kỹ thuật, là ngôn ngữ của nhà thiết kế, kỹ sư nhằm mô tả hình dáng, kích thước của vật liệu, đặc tính kỹ thuật cũng như các chi tiết, kết cấu, sự liên kết giữa các bộ phận,… để chế tạo ra sản phẩm đúng với thiết kế và đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Với những người kỹ sư hoặc người học, tìm hiểu về ngành kỹ thuật thì cần hiểu rõ bản vẽ kỹ thuật là gì? Vai trò của chúng cũng như cách tạo nên bản vẽ kỹ thuật. Việc mô tả đúng sản phẩm thông qua bản vẽ là bước quan trọng quyết định quá thành chế tạo sản phẩm có thành công và có giá trị thực tiễn hay không. Đây cũng là vấn đề mà người làm trong lĩnh vực kỹ thuật luôn phải ghi nhớ.
2. Vai trò và ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật là gì?
Theo nhu thông tin được cập nhật phía trên thì bản vẽ kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng cụ thể chúng có những vai trò gì và ứng dụng ra sao? Các thông tin giải đáp sẽ được cung cấp ngay sau đây.
2.1 Vai trò của bản vẽ kỹ thuật là gì?
Bản vẽ kỹ thuật có nhiều vai trò, điển hình:
- Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như một ngôn ngữ quốc tế, diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của từng loại sản phẩm.
- Sử dụng bản vẽ thuận tiện cho quá trình chế tác sản phẩm, phục vụ nhu cầu cuộc sống.
- Bản vẽ đóng vai trò chỉ dẫn sử dụng thiết bị kỹ thuật.
- Bản vẽ kỹ thuật dạng bản đồ, bản vẽ nhà, bản vẽ thiết kế nội thất,… giúp quá trình thực hiện các công việc tương ứng trở nên dễ dàng hơn.
Như vậy, bản vẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chế tạo bất cứ sản phẩm nào, thậm chí chúng còn là bước không thể thiếu khi tiến hành một số công việc. Bởi vậy, kỹ sư, người thiết kế bản vẽ kỹ thuật cần đảm bảo những tiêu chí cần thiết, trải qua đào tạo, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực làm việc.
2.2 Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật là gì?
Hiện nay, bản vẽ kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, điển hình phải kể đến như lĩnh vực xây dựng, nội thất, cơ khí,…. Bản vẽ kỹ thuật được ứng dụng trong từng lĩnh vực, cụ thể:
Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất:
- Bản vẽ kỹ thuật dùng để chế tạo máy móc, thiết bị phụ vụ quá trình sản xuất công nghiệp.
- Sử dụng bản vẽ để thi công và giám sát chất lượng sản phẩm, công trình.
- Là ngôn ngữ chung để các kỹ sư có thể trao đổi.
- Một số bản vẽ với lượng “chất xám” lớn tạo nên bước đột phá trong ngành công nghiệp.
Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật trong đời sống:
- Bản vẽ kỹ thuật để thi công các công trình xây dựng, nhà ở,…
- Ứng dụng để lắp ghép và hoàn thành sản phẩm.
- Bản vẽ ứng dụng trong sản xuất hàng loạt sản phẩm, thiết bị dụng cụ phục vụ cho đời sống.
- Sử dụng bản vẽ kỹ thuật để sử dụng đúng cách sản phẩm, sửa chữa, khắc phục chuẩn khoa học,…
3. Phân loại bản vẽ kỹ thuật
Bản vẽ kỹ thuật có thể được phân thành nhiều loại tuỳ theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là tâp hợp các bản vẽ kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay:
3.1 Bản vẽ cơ khí (Machine Drawing)
Bản vẽ kỹ thuật là gì – bản vẽ cơ khí là gì? Đây là loại bản vẽ liên quan trực tiếp đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp cũng như sử dụng các loại máy móc và thiết bị. Loại bản vẽ này đóng vai trò quan trọng trong ngành cơ khí chế tạo. Các kỹ sư cơ khí vận dụng kiến thức của mình cũng như ý tưởng để sáng tạo bản vẽ kỹ thuật, từ đó có thể hình dung, xác định chính xác kết cấu của sản phẩm, đảm bảo quá trình chế tạo được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây cũng là bản sẽ đang khá phổ biến hiện nay.
3.2 Bản vẽ xây dựng (Concept Drawing)
Hay còn gọi là bản vẽ thiết kế, được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Loại bản vẽ này bao gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng … các công trình kiến trúc và xây dựng và được đưa vào hợp đồng xây dựng, hình thành nên bộ tài liệu về công trình. Các công trình xây dựng cần có bản vẽ trước khi tiến hành để đảm bảo những tiêu chí liên quan đến tính thẩm mỹ, chắc chắn, khoa học, độ an toàn cũng như tính ứng dụng cao,… của các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, bản vẽ cũng quy định chi tiết, kích thước từng phần, hạng mục, đi kèm với chất liệu sử dụng tương ứng.
3.3 Bản vẽ tháo rời (Explosive Drawing)
Nếu đang băn khoăn bản vẽ kỹ thuật là gì, cụ thể với loại tháo rời thì có thể hiểu đơn giản chúng là tài liệu, được thẻ hiện chủ yếu thông qua kiểu vẽ 3D ở không gian 3 chiều, được sắp xếp các vị trí lắp ráp. Thông thường, loại bản vẽ này xuất hiện nhiều trong các tài liệu giải thích, quảng cáo hoặc sử dụng để trình bày cho những người làm việc ngoài ngành kỹ thuật có thể hiểu, từ đó lắp ráp và sử dụng sản phẩm máy móc, thiết bị,… đúng cách.
3.4 Bản vẽ kết cấu (Structure Drawing)
Hay còn gọi là bản vẽ lắp ráp (assembly drawing). Loại bản vẽ này thường được thiết kế và vẽ tổng thể bao gồm hình biểu diễn nhằm thể hiện hình dạng cũng như kết cấu của một bộ phận, chi tiết hoặc toàn bộ sản phẩm. Thông qua bản vẽ kết cấu cũng có thể nhìn ra những số liệu cần thiết để lắp ráp cũng như kiểm tra sản phẩm. Thông thường, bản vẽ này được sử dụng làm tài liệu kỹ thuật, cung cấp thông tin cần thiết về bộ phận, sản phẩm, cách chế tạo, thiết kế tổng quan và cách sử dụng chúng.
3.5 Bản vẽ chi tiết (Part Drawing)
Nếu đang băn khoăn bản vẽ kỹ thuật là gì – bản vẽ chi tiết cụ thể như thế nào thì ngay từ cái tên đã nói lên đặc điểm và vai trò của chúng. Theo đó, bản vẽ này là sự thể hiện riêng từng chi tiết, đi kèm với bản vẽ tổng thể nào đó để giúp người xem dễ dàng hình dung cụ thể về chi tiết và có thể lắp ráp, chế tạo hay sửa chữa được thuận tiện. Loại bản vẽ này cần đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết, yêu cầu riêng cụ thể tuỳ từng chi tiết và sản phẩm.
3.6 Bản vẽ sơ đồ (Schema)
Ngoài những loại bản vẽ kể trên thì hiện nay bản vẽ sơ đồ cũng ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Đây là loại bản vẽ phẳng và đã bao gồm những ký hiệu đơn giản trong bảng quy ước chuẩn nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động như sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ giải thuật của chương trình tin học, điều khiển động cơ, điều khiển PLC.
Như vậy, việc tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật là gì? Các loại bản vẽ nào phổ biến cũng như vai trò, ứng dụng của chúng giúp con người chế tạo máy móc, thiết bị cũng như sử dụng, sửa chữa đúng cách. Việc tìm hiểu kỹ về bản vẽ giúp kỹ sư có thể sáng tạo và làm việc tốt.
4. Thông tin tổng quan về bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D
Ngoài việc tìm hiểu về bản vẽ kỹ thuật là gì thì nhiều người còn chưa nắm rõ sự khác nhau giữa bản vẽ 2D và 3D. Dưới đây sẽ là những thông tin cập nhật:
Khái niệm:
- Bản vẽ 2D còn gọi là bản vẽ hình chiếu hai chiều, đây là kết quả của phép chiếu trực phương (tức chiếu vuông góc vật thực) trong không gian xuống mặt phẳng 2D.
- Bản vẽ 3D chính là bản vẽ trong không gian 3 chiều dùng phép chiếu song song.
Theo đó, bản vẽ kỹ thuật 2D thuộc loại truyền thống, được xem là ngôn ngữ kỹ thuật để giao tiếp giữa các kỹ sư với nhau. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, sản phẩm mà các kỹ sư sẽ vẽ dựa theo quy chuẩn chung đã được định sẵn. Thông qua bản vẽ 2D đã hoàn thành mà công nhân có thể nắm bắt thông số sản phẩm, chi tiết, kết cấu cũng như thuận tiện cho quá trình sử dụng và kiểm tra, giám sát sau này.
Trong khi đó, bản vẽ kỹ thuật 3D với phép chiếu song song trong không gian 3 chiều nên thường trực quan hơn, dễ quan sát hơn. Đây là bản vẽ hiện đại, thế hệ mới, giúp người không có chuyên môn có thể dễ dàng quan sát và tìm hiểu. Bản vẽ 3D được hứa hẹn sẽ thay thế bản vẽ 2D trong tương lai.
Bản vẽ đóng vai trò quan trọng khi sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, công nghiệp. Trong đó, xe nâng hàng là ví dụ điển hình. Mỗi loại xe nâng hàng cũng có bản vẽ khác nhau, được chế tạo chuẩn và mang đến hiệu suất hoạt động tốt nhất. Xe nâng hàng giúp tiết kiệm thời gian, giảm sức người, nâng cao hiệu quả công việc, tính chuyên môn hoá trong sản xuất, lưu trữ và phân phối hàng hoá. Tại Việt Nam, xe nâng Hangcha được phân phối bởi Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn được nhiều người lựa chọn.
Phía trên là những giải đáp bản vẽ kỹ thuật là gì? Vai trò, ứng dụng cũng như các loại bản vẽ kỹ thuật phổ biến. Để có thể sáng tạo bản vẽ kỹ thuật thì kỹ sư cần nắm rõ kiến thức chuyên môn, các quy ước chung cũng như đảm bảo một số tiêu chí khác. Hy vọng với những chia sẻ phía trên sẽ hữu ích cho nhiều người.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!