Các cá nhân có xu hướng cố gắng thu hút sự chú ý nhiều hơn bằng cách kịch tính hóa mọi thứ lên hoặc quyến rũ nhằm thu hút. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi những người khác và cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc không tán thành. Đó là những nét đặc trưng của một rối loạn nhân cách, gọi là nhân cách kịch tính (Histrionic Personality Disorder). Nhưng không hẳn bất kỳ ai có những đặc trưng trên đều mắc rối loạn nhân cách kịch tính.
1. Rối loạn nhân cách kịch tính là gì?
Rối loạn nhân cách kịch tính là một rối loạn sức khỏe tâm thần, thuộc nhóm B (Cảm xúc và bốc đồng) rối loạn nhân cách. Trong đó đặc trưng bởi:
- Những người mắc rối loạn nhân cách kịch tính có một hình ảnh tâm lý về bản thân mình bị bóp méo.
- Họ thường đặt lòng tự trọng (self-esteems) của mình dựa trên sự chấp nhận từ người khác.
- Điều này tạo ra một nhu cầu cấp thiết cần phải được người khác chú ý đến. Chính vì điều này, những người mắc rối loạn này hay có những cách thức kịch tính để thu hút chứ ý.
Những người mắc rối loạn nhân cách kịch tính cũng có thể thường xuất hiện những biểu hiện cảm xúc, kịch tính và thất thường. Chỉ khi những đặc trưng tính cách này trở nên kém linh hoạt hay có khả năng làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ và làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì rối loạn mới được xác định.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách kịch tính
Theo như DSM-5, rối loạn nhân cách kịch tính cần phải bao gồm có đa phần (hơn 5 tiêu chuẩn). Nó thường bắt dầu sớm ở tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Không cảm thấy thoải mái ở trong các tình huống mà họ không phải là trung tâm chú ý.
- Trong mối quan hệ với người khác, họ hay quyến rũ về tình dục hoặc có hành vi thu hút.
- Thay đổi cảm xúc nhanh biểu hiện rõ rệt.
- Than phiền về các rối loạn cơ thể để được chú ý đến.
- Nói rất nhiều nhưng thiếu cụ thể.
- Tự kịch tính hóa, đe dọa và bùng nổ cảm xúc.
- Luôn thấy rằng dễ dàng bị ảnh hưởng đến người những người xung quanh.
- Luôn cho rằng bạn bè phải đối xử thân mật với bệnh nhân hơn so với thực tế.
Sẽ không phải là bất thường khi ai đó tìm kiếm sự chú ý từ người khác. Chỉ khi những đặc trưng này trở nên kém linh hoạt, làm suy yếu đi đáng kể các chức năng sống của họ, làm cho người đó có cảm thấy đâu khổ thì mới được xác định là hội chứng rối loạn.
3. Nguyên nhân rối loạn nhân cách kịch tính
Nhân cách là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến mọi người trở nên độc đáo. Nhân cách tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.
Nguyên nhân chính xác của rối loạn nhân cách kịch tính chưa được xác định, nhưng:
- Gen di truyền và cấu trúc sinh học có thể khiến bạn dễ mắc rối loạn nhân cách kịch tính hơn.
- Trải nghiệm thời thơ ấu: Những đứa trẻ thiếu hụt tìm kiếm sự thu hút sự chú ý từ cha mẹ. Và nó theo họ đến tuổi trưởng thành.
4. Các yếu tố nguy cơ phát sinh rối loạn
Rối loạn có mặt thường xuyên hơn trong các gia đình có thành viên có biểu hiện nhân cách kịch tính. Một số lý thuyết cho rằng tình trạng này có thể được giải thích một phần bằng di truyền. Mặt khác, con cái của cha mẹ có biểu hiện nhân cách kịch tính có thể học được từ cha mẹ qua thể hiện hành vị từ họ. Cũng có thể việc thiếu kỷ luật hoặc củng cố tích cực các hành vi kịch tính trong thời thơ ấu. Một đứa trẻ có thể học các hành vi HPD như một cách để thu hút sự chú ý từ cha mẹ.
Những nghiên cứu bây giờ thường tập trung vào việc tìm hiểu những nguyên nhân trong các mối liên quan giữa những yếu tố về thần kinh, quá trình nhận thức hay sự ảnh hưởng từ môi trường sống.
5. Điều trị rối loạn nhân cách kịch tính
Điều trị cho rối loạn nhân cách kịch tính có thể khó khăn. Đa phần người mắc rối loạn này nghĩ rằng mình không cần điều trị hoặc họ nhầm lẩn với thói quen và việc tìm kiếm điều trị là không hấp dẫn. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý và đôi khi là thuốc có thể giúp người mắc rối loạn ứng phó với rối loạn nhân cách kịch tính.
5.1 Trị liệu tâm lý
Tâm lý trị liệu là lựa chọn điều trị phổ biến và hiệu quả nhất cho rối loạn nhân cách kịch tính. Loại trị liệu này bao gồm tiến trình nói chuyện với một chuyên viên tâm lý về cảm xúc và kinh nghiệm của họ. Những liệu pháp tâm lý được sử dụng có thể giúp họ và nhà trị liệu của bạn xác định điều gì đằng sau hành động và biểu hiện của họ. Chuyên viên trị liệu của bạn có thể cùng bạn làm việc về hình ảnh tâm lý của chính mình và hình thành chiến lược chung sống với người khác theo cách tích cực, thay vì liên tục cố gắng thu hút sự chú ý từ người khác.
5.2 Hỗ trợ điều trị thuốc
Tỉ lệ đồng mắc phải trầm cảm hoặc lo lắng ở nhóm rối loạn này rất cao, đôi khi còn là một phần trong triệu chứng gây nên. Điều trị kèm với dược lý có thể hổ trợ cho người bệnh.
Rất nhiều người mắc rối loạn nhân cách kịch tính xây dựng được cuộc sống bình thường và có thể làm việc như là một phần của xã hội. Trên thực tế, nhiều người mắc rối loạn này vẫn có thể sinh hoạt tốt nếu cuộc sống thông thường không gặp sự cố kích hoạt. Đa phần người người mắc rối loạn này gặp phải vấn đề trong các mối quan hệ thân mật hơn. Rối loạn có thể ảnh hưởng đến cách bạn xử lý thất bại và mất mát. Nó cũng có thể khiến bạn thất vọng hơn khi bạn không đạt được điều mình muốn dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Vì vậy, hãy tìm gặp các chuyên viên về sức khỏe tâm thần để được hổ trợ phụ hợp nếu họ can trở cuộc sống và công việc hàng ngày. Ảnh hưởng đến khả năng có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Rối loạn nhân cách hoang tưởng (nhân cách Paranoid): Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) chỉ khác rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở chữ P?
- Rối loạn nhân cách tránh né: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!