Hai bên người chơi, mỗi bên nhận một bên quân. Một người nhận cờ Đen, một người nhận cờ Trắng. Mục đích của hai bên là quân Vua của đối thủ – hai bên tìm các cách di chuyển các quân của mình theo đúng luật để ăn quân cờ của đối phương nhằm “chiếu” và ăn quân Vua của đối thủ để giành thắng lợi.
Bước 1. Thiết lập Bàn cờ
Khi ván cờ bắt đầu, bàn cờ được sắp xếp để mỗi đấu thủ đều có ô trắng (hoặc ô màu nhạt) ở góc dưới tay phải. Các quân cờ được bố trí như tại mục 2.
Xem thêm chi tiết: Hướng dẫn cách xếp bàn Cờ vua
Bước 2: Di chuyển các quân cờ theo luật đã định.
Khi chơi cờ vua, người chơi với quân trắng luôn luôn đi trước. Vì vậy, các đấu thủ thường quyết định ai sẽ chọn quân trắng bằng cách tung đồng hoặc để một người đoán màu quân tốt được giấu trong tay người kia. Quân trắng đi trước, sau đó đến quân đen, rồi tiếp tục là quân trắng, rồi lại đến quân đen và tiếp tục cho đến khi hết ván đấu. Việc di chuyển trước mang lại một lợi thế nhỏ giúp cho người chơi quân trắng có cơ hội tấn công ngay lập tức.
Trong quá trình chơi cờ vua, sẽ xuất hiện một số thuật ngữ và quy tắc như sau:
– Luật Nhập Thành
Nước đi này cho phép bạn thực hiện 2 việc rất quan trọng trong cùng một lượt: đưa quân Vua của bạn tới vị trí an toàn hơn (tùy trường hợp), và cho phép quân Xe rời khỏi góc bàn cờ và tham gia cuộc chơi. Lượt đi nhập thành của một người chơi bao gồm: di chuyển Vua hai ô về một phía của bàn cờ (chỉ được phép đi ngang) và quân Xe (trong góc, hướng Vua di chuyển) ra phía ngoài, đứng cạnh Vua nhưng ở phía ngược lại. (Hãy quan sát ví dụ dưới đây). Tuy nhiên, phải đảm bảo các yêu cầu sau thì mới đi được nước nhập thành:
+ Lượt này phải là lượt đi đầu tiên của vua
+ Lượt này phải là lượt đi đầu tiên của quân xe
+ Không được có bất kỳ quân nào khác giữa con vua và con xe
+ Quân vua không thể bị chiếu hoặc đi cắt qua đường chiếu
Xem thêm: Luật Nhập thành trong Cờ vua
– Luật Phong cấp
Như đã nói tại phần 3 về cách di chuyển của quân Tốt. Quân tốt có một khả năng đặc biệt là nếu nó di chuyển đến hàng cuối cùng phía bên kia bàn cờ, nó sẽ được thay thế bằng một quân cờ khác (đây gọi là Phong cấp). Trong trường hợp nó thăng hạng, con tốt có thể thăng hạng thành bất kỳ quân gì trừ quân Vua. Thông thường tốt sẽ thăng làm quân Hậu, nhưng không bao giờ nó dùng để trao đổi quân đã bị bắt.
– Luật Bắt tốt qua đường
Một quy tắc khác của quân Tốt khi di chuyển là nếu quân tốt đi 2 ô trong nước đi đầu của nó, nó sẽ đụng phải quân tốt của đối thủ. Gặp Tốt của đối thủ đến lượt đi có thể bắt Tốt vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô.
Bước 3: Kết thúc ván cờ vua
Có nhiều cách để kết thúc ván đấu trong cờ vua: chiếu hết. cờ hòa. chịu thua, hoặc hết giờ…
– Chiếu tướng và chiếu bí
Nước đi khiến Quân Vua đối phương bị bắt được gọi là “chiếu”. Mục đích cuối cùng của ván đấu là chiếu hết đối phương hay còn gọi là “chiếu bí”. Điều này sẽ xảy ra khi quân vua bị chiếu và không có cách nào để thoát khỏi thế chiếu. Chỉ có ba cách giúp quân vua thoát khỏi thế chiếu:
+ Di chuyển để tránh chiếu (nhưng không thể nhập thành),
+ Dùng một quân cờ khác để chắn đường chiếu,
+ Hoặc bắt quân cờ đang tấn công quân vua.
Nếu một quân vua không thể thoát khỏi thế chiếu hết, đồng nghĩa với việc ván cờ sẽ kết thúc. Thường quân vua không cần phải bị bắt hoặc rời khỏi bàn cờ, ván đấu chỉ đơn thuần được tuyên bố kết thúc.
– Cờ hòa
Đôi khi các ván đấu cờ vua không có người thắng cuộc, mà có kết thúc hòa. Có 5 lý do một ván cờ vua kết thúc hòa:
Vị trí dẫn đến thế cờ hòa khi đến lượt một người chơi, Vua của họ KHÔNG bị chiếu và cũng không có một nước di chuyển hợp lệ nào nữa.
+ Thỏa thuận hòa: Các kỳ thủ có thể đơn giản đồng ý hòa cờ và ngừng chơi
+ Khi không đủ lực lượng: Không có đủ quân cờ để thực hiện chiếu bí (Ví dụ: vua và mã vs vua hoặc Nếu tất cả các quân khác trừ quân Vua đã bị bắt và bị loại khỏi ván cờ. Đây là một ví dụ của trường hợp không đủ lực lượng, vì một quân Vua không thể tự mình chiếu hết hoặc thậm chí chiếu tướng quân Vua kia. Ván cờ sẽ có kết quả hòa )
+ Thế cờ lặp lại: Người chơi có quyền thủ hoà nếu một thế cờ được lặp lại chính xác ba lần (không nhất thiết phải lặp lại ba lần liên tiếp)
+ Hòa bằng luật 50 nước đi: Nếu cả hai người chơi không di chuyển một quân Tốt nào hoặc không ăn quân nào trong 50 lượt liên tục, ván cờ được tuyên là hòa. Luật này khiến các bên không kéo dài ván cờ và cũng ngăn các bên cố ý làm cho bên kia kiệt sức.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!