Gợi ý Top công nghệ số là gì [Hot Nhất 2023]

Công nghệ số là gì?

Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghê mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data,… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị mới. Có thể hiểu, chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, giống như một pha hoàn thiện của số hóa.

Ở mức công nghệ số này thì ứng dụng sẽ mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”.

Lợi ích của công nghệ số đem lại cho doanh nghiệp

Xóa nhòa khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào trong quản lý toàn diện, sẽ kết nối được các phòng ban lại với nhau, giúp quá trình thông báo, xử lý hay đưa ra quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng.

Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Khi các phòng ban có sự kết nối, thì việc xem báo cáo, các khoản thu chi của các phòng ban trở nên dễ dàng đối với CEO.

Tối ưu hóa năng suất nhân viên: chuyển đối số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được những công việc có giá trị gia tăng thấp, mà không cần phải trả phí. Vì vậy, nhân viên sẽ có nhiều thời gian để nâng cao chuyên môn và thực hiện những công việc mang lại giá trị cao hơn.

Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp nào sử dụng nền tảng số hóa thì có thể triển khai và vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn những doanh nghiệp không sử dụng quá trình số hóa.

Thời đại kỹ thuật số là gì?

Thời đại kỹ thuật số được coi như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Thời đại kỹ thuật số bắt đầu khi có sự ra đời của máy tính cá nhân cùng với công nghệ tiếp theo được giới thiệu cung cấp khả năng truyền tải thông tin một cách tự do và nhanh chóng. Thời đại kỹ thuật số (Digital age) còn gọi dưới các thuật ngữ khác như: thời đại máy tính, thời đại thông tin hoặc thời đại truyền thông mới. Đây là một giai đoạn trong lịch sử nhân loại với sự chuyển đổi từ ngành công nghiệp truyền thống mà cách mạng công nghiệp đã mang lại thông qua công nghiệp hoá, tới nền kinh tế dựa trên tin học hoá. Thời đại kỹ thuật số được hình thành bằng cách tận dụng sự tiến bộ của máy tính. Sự tiến triển của công nghệ trong cuộc sống hàng ngày và tổ chức xã hội đã dẫn đến sự hiện đại hoá các quá trình thông tin và truyền thông, trở thành động lực của tiến hoá xã hội.

Thời đại công nghệ số 4.0 là gì?

Nếu chỉ định nghĩa thời đại công nghệ 4.0 ( hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet thì nhiều người sẽ nghĩ rằng thời đại công nghệ số chỉ là một phần mở rộng của thời đại kỹ thuật số lần thứ 3. Nhưng không, thời đại công nghệ số được coi như một kỷ nguyên khác biệt, vì sự ảnh hưởng của nó rất lớn. Cuộc cách mạng này dự kiến ​​sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc, các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Hệ thống điều khiển nhà máy thông minh cho ta khả năng trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và, thậm chí có thể đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Doanh nghiệp công nghệ số là gì?

Thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, nó tác động rất lớn tới các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động, thay đổi cách thức quản lý, lãnh đạo cũng như trong hoạt động sản xuất để đạt được những lợi ích tốt nhất. Thời đại công nghệ số ra đời, nó cũng là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đưa ra được những hướng giải quyết, thay đổi sẽ giúp biến thách thức thành cơ hội, từ đó, doanh nghiệp sẽ không ngừng phát triển và vươn xa mạnh mẽ.

Doanh nghiệp công nghệ số là quá trình thay đổi từ cách thức quản lý, điều hành, quá trình sản xuất,… từ phương pháp truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, quy trình sản xuất một cách toàn diện.

Ứng dụng công nghệ số là gì?

Ứng dụng công nghệ số là viêc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số còn là ứng dụng quy trình số hóa vào doanh nghiệp, giúp quá trình quản lý tài liệu, hồ sơ được dễ dàng và bảo mật, hay còn gọi ví von là “văn phòng không giấy”.

Kinh doanh công nghệ số là gì?

Kinh doanh được coi là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá. Gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương pháp mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình. Nó bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận chuyển, thương mại, tiếp thị…. Trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời tốt nhất.

Kinh doanh công nghệ số là hình thức kinh doanh online – hình thức kinh doanh không cần bạn phải đi tới tận cửa hàng mới có thể mua được mặt hàng mình mong muốn, cũng có thể là không cần có của hàng mà bạn vẫn có thể kinh doanh. Kinh doanh công nghệ số đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đem lại rất nhiều lợi nhuận. Với quá trình bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số, internet toàn cầu, thì việc mua hàng đã trở nên dễ dàng hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Hiện nay có rất nhiều trang web giúp doanh nghiệp và người mua có thể trao đổi thông tin sản phẩm, mua sản phẩm dễ dàng như: Facebook, shopee, Lazada, Sendo, Tiki,…