Ngày nay, con người phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Điều này khiến cảm xúc của con người xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng, cáu gắt… Khi con người không kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực này, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không chỉ cuộc sống mà cả công việc. Chính vì thế, học cách quản lý cảm xúc là điều nên làm với bất kỳ ai trong chúng ta. Vậy làm thế nào để quản lý cảm xúc?
Quản lý cảm xúc là gì?
Quản lý cảm xúc là gì?
Cảm xúc là một trạng thái của sự phản ứng, rung động của con người trước những yếu tố ngoại cảnh. Mỗi hoàn cảnh khác nhau, não bộ của con người sẽ tiết chế những cảm xúc khác nhau gắn liền với những suy nghĩ, có thể là tích cực hoặc cũng có thể là tiêu cực. Vậy nên việc học cách quản lý cảm xúc là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người.
Quản lý cảm xúc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc… giúp cho bạn có thể làm chủ được những xúc cảm cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Từ đó, khi rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nào dù là tồi tệ nhất bạn cũng có thể bình tĩnh và xử lý tốt được mọi việc.
Quản lý cảm xúc không nhất thiết là bạn phải loại bỏ hoàn toàn hoặc khống chế, kìm hãm chúng. Quản lý cảm xúc ở đây là bạn hiểu rõ cảm xúc của mình trong bất kỳ tình huống nào và thể hiện cảm xúc đó làm sao cho phù hợp.
Ví dụ: Bạn đi làm về và thấy con mình đổ hết đồ trang điểm của bạn ra chơi, trong tình huống này những người không biết quản lý cảm xúc ắt hẳn sẽ phát cáu và đánh con mình một trận thật đau. Nhưng với những người biết quản lý cảm xúc họ sẽ kìm nén sự tức giận của mình để không làm ảnh hưởng đến con, sau đó từ tốn hỏi con vì sao làm như vậy, sau đó hai mẹ con sẽ cùng nhau dọn dẹp đồ lại chỗ cũ.
Vì sao bạn nên học cách quản lý cảm xúc?
Lợi ích của việc quản lý cảm xúc mang lại
Một người khi biết quản lý cảm xúc của bản thân sẽ phần nào giảm bớt căng thẳng trong giao tiếp với mọi người, tự tìm ra những phương pháp xử lý vấn đề một cách tốt hơn.
Việc quản lý cảm xúc cá nhân sẽ giúp bạn điều chỉnh những hành vi, ngôn từ… một cách đúng mực từ đó hạn chế những sai lầm đáng tiệc có thể xảy ra. Những người biết quản lý cảm xúc cá nhân tốt thường có những mối quan hệ rất tốt.
Những cách để bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả
Cảm xúc của con người là cảm xúc tự nhiên buồn thì khóc, vui thì cười… Còn kỹ năng quản lý cảm xúc là một quá trình rèn luyện của mỗi người theo thời gian. Khi rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể điều tiết được cảm xúc của mình một cách hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi với tất cả mọi người. Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của bạn thân?
Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc bằng sức mạnh trí tuệ
Thay vì xử lý cảm xúc một cách tự nhiên, bộc phát thì bạn hãy dùng trí tuệ – EQ của mình để xử lý chúng. Theo đó, khi giải quyết các tình huống theo trí tuệ bạn sẽ nhìn nhận các vấn đề rõ ràng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Trí thông minh cảm giác có thể giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.
Những người có trí tuệ cảm giác tốt thường là những người am hiểu vấn đề và thông cảm cho những cảm xúc của mọi người xung quanh. Họ biết tiếp thu những đóng góp từ mọi người xung quanh và quan tâm đến cảm xúc của người đối diện. Từ đó, mối quan hệ của họ với mọi người dần trở nên tốt đẹp hơn.
Khi giải quyết vấn đề theo trí tuệ cảm xúc, nó còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra cách thức làm giải quyết công việc có kết quả tốt hơn.
Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển
Tùy vào từng hoàn cảnh mà não bộ con người sẽ tiết ra những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. Một người khi biết quản lý cảm xúc họ sẽ điều tiết và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, thay vào đó sẽ tăng cảm xúc tích cực. Những người có nhiều cảm xúc tích cực thường làn những người thành công và được mọi người yêu quý, bởi họ có thể điều khiển được những hành vi và lời nói để không làm tổn thương người khác.
Muốn loại bỏ được cảm xúc tiêu cực, bạn cần chú ý những điều sau: không đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm, không bào chữa cho những sai lầm của mình, luôn sử dụng những ngôn từ tích tực và loại bỏ ngôn từ tiêu cực, có sự quyết tâm để thay đổi và sửa chữa những sai lầm.
Đối diện với những khó khăn
Thay vì trốn tránh những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, công việc thì bạn hãy bắt đầu học cách đối mặt với chúng. Khi đối mặt với những khó khăn đó, bạn sẽ thấy rằng thực sự nó không kinh khủng như bạn nghĩ. Lâu dần cảm xúc của bạn sẽ thấy rằng khó khăn không còn là nỗi sợ nữa, lúc đó bạn sẽ thấy mọi việc đều là bình thường, bạn sẽ giải quyết được chúng.
Học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân
Nếu bạn là người mau nước mắt hoặc dễ bộc lộ cảm xúc vui buồn trên gương mặt thì hãy học cách giải tỏa chúng, đừng để mọi người nhìn thấy những cảm xúc đó của bạn.
Chẳng hạn khi bạn sắp khóc, bạn sẽ thấy sống mũi mình cay xè và nước mắt trực chờ tuôn ra. Lúc này hãy hít một hơi thật sâu để bình tâm và giải tỏa cảm xúc hoặc nghĩ đến những chuyện vui trong cuộc sống. Chắc chắn cảm xúc buồn tủi ấy sẽ qua đi. Còn nếu chẳng may bạn không kịp giải tỏa cảm xúc đó và khóc trước mặt cộng sự hoặc với sếp thì cũng không nên sợ, hãy trò chuyện và trình bày với họ về vấn đề của bạn. Lúc này, sẽ chẳng ai cười bạn mà họ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên hoặc cách giải quyết tốt nhất.
Bên cạnh những cách trên, thì bạn cũng có thể giải tỏa cảm xúc bằng một số cách sau: Viết nhật ký, kể cho một người bạn thân của bạn vấn đề bạn đang gặp phải, đi dạo, nghe nhạc, ngồi thiền… là những cách tốt nhất giải tỏa cảm xúc nhanh chóng.
Luôn tự tin vào bản thân mình
Tự tin vào bản thân giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn
Thiếu tự tin là một trong những nguyên nhân dẫn bạn đến những cảm xúc tiêu cực trong bạn. Bạn sẽ thấy bản thân mình thật kém cỏi, không bằng người khác. Lúc này cảm xúc tiêu cực xâm chiếm con người bạn dẫn đến những hành vi, lời nói ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Vậy nên, hãy học cách đối diện với khó khăn để giúp bản thân mình tự tin hơn. Khi bạn tự tin bạn sẽ điều khiển được những cảm xúc của bạn thân, từ đó mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn mà thôi.
Một số bí quyết để rèn luyện sự tự tin:
+ Hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp để giúp cho bạn được tin tưởng cũng như giúp họ cảm thấy bạn đang chú ý vào câu chuyện của họ.
+ Thử thách bản thân ở những điều mới lạ trong mọi tình huống và lĩnh vực
+ Tưởng tượng đến thành công chứ không phải thất bại khi làm bất cứ việc gì
Điều chỉnh hành động của cơ thể
Khi rơi vào những tình huống tiêu cực, chắc chắn bạn sẽ thấy vô cùng khó chịu, “đá thúng, đụng nia” là chuyện thường gặp với nhiều người. Nếu không muốn tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì hãy tự điều chỉnh lại những hành động cơ thể của mình.
Chẳng hạn, khi cảm xúc tiêu cực ùa đến, việc đầu tiên hãy thả lỏng cơ thể ra để đầu óc được thư giãn, từ đó cảm xúc tích cực sẽ bắt đầu tăng lên. Tiếp đó, hãy hít một hơi thật sâu để giảm sự căng thẳng, lo lắng. Mỉm cười thật tươi. Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng để cảm thấy thoải mái nhất.
Chỉ với một vài hành động đơn giản này, bạn sẽ thấy não bộ sẽ thoải mái hơn, từ đó những hướng suy nghĩ tích cực hơn sẽ xuất hiện trong đầu của bạn.
Với những chia sẻ này, hy vọng bạn đọc đã biết học cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn. Từ đó có những hành động đúng mực.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!