Sơ đồ tư duy các định luật bảo toàn

Sơ đồ tư duy chương 4 vật Lý 10 được biết đến là phương pháp ghi chép nhanh chóng các nội dung bài học chương 4 của môn Vật lý 10. Từ đó, toàn bộ kiến thức sẽ được hệ thống lại một cách khoa học. Nhờ vậy, các em sẽ dễ dàng tra cứu, vận dụng để hoàn thành tốt các bài tập cũng như đề thi.

I. Tổng hợp kiến thức hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy Vật Lý 10 chương 4

Muốn xây dựng được sơ đồ tư duy chương 4 vật Lý 10, các em cần phải tổng hợp lại toàn bộ kiến thức. Dưới đây là những nội dung quan trọng chúng ta phải nắm chắc do Kiến Guru biên soạn và gửi tới bạn đọc:

1. Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng

1.1. Xung lượng của lực

word image 31607 2

1.2. Động lượng

word image 31607 3

1.3. Định luật bảo toàn động lượng

  • Hệ cô lập: Đối với một hệ có nhiều vật được gọi là cô lập khi chúng không có ngoại lực tác dụng lên. Mặt khác, nếu có thì các ngoại lực ấy cũng cân bằng. Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật trong hệ trực đối nhau từng đôi một. Động lượng của một hệ cô lập chính là một đại lượng bảo toàn.
  • Chuyển động bằng phản lực: Trong hệ kín đứng yên nếu xuất hiện một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại.

2. Công và công suất

Công được tính theo công thức: A = F.s. cosα.

Công suất chính là công thực hiện trong một đơn vị thời gian, ta kí hiệu là P và tính theo công thức: P = A/t, trong đó:

  • Công thực hiện kí hiệu là A, đơn vị J.
  • Thời gian thực hiện kí hiệu là t, đơn vị s.
  • Công suất kí hiệu là P, đơn vị W.

Khái niệm về công suất hiện đang được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học. Điển hình như động cơ, đèn, đài phát sáng, lò nung,… Khi lập sơ đồ tư duy chương 4 Vật Lý 10 các em phải lưu tâm tới điều này.

Mặt khác, cũng là định nghĩa về công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng được đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

3. Động năng

3.1. Động năng

Động năng được hiểu là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của vật. Đồng thời, động năng cũng trở thành năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và xác định theo công thức: Wđ = 1/2 mv2

Trong đó:

  • Vận tốc của vật kí hiệu là v, đơn vị m/s.
  • Động năng kí hiệu là Wđ, đơn vị là J.

Tính chất của động năng:

  • Chỉ phụ thuộc độ lớn vào vận tốc, không phụ thuộc vào hướng của vận tốc.
  • Vô hướng, có giá trị dương.
  • Chỉ mang tính tương đối.

3.2. Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng

Khi một lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật đó sẽ tăng. Ngược lại, khi một lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật đó sẽ giảm.

word image 31607 4

4. Thế năng

4.1. Thế năng trọng trường

Thế năng trọng trường được hiểu là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật. Theo đó, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu ta chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt ở độ cao z sẽ là:

Wt = mgz

Tính chất của thế năng trọng trường:

  • Là một đại lượng vô hướng.
  • Có các giá trị như dương, âm hoặc bằng o và phụ thuộc vào vị trí được chọn làm gốc thế năng.

4.2. Thế năng đàn hồi

Thế năng đàn hồi được hiểu là dạng năng lượng của một vật khi chịu tác dụng của lực đàn hồi. Công thức tính thế năng đàn hồi của lò xo ở trạng thái có độ biến dạng delta l là:

Thế năng đàn hồi chính là một đại lượng vô hướng và có giá trị dương. Đơn vị của nó là Jun, kí hiệu J.

5. Cơ năng

5.1. Cơ năng của vật khi chuyển động trong trọng trường

Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:

word image 31607 6

  • Nếu động năng giảm thì thế năng sẽ tăng và ngược lại.
  • Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cũng sẽ cực tiểu và ngược lại.

5.2. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi

Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng khi vật đó chuyển động và chịu tác động của trọng lực, lực đàn hồi. Trong trường hợp vật còn chịu thêm các lực khác thì công của các lực này đúng bằng độ biến thiên của cơ năng.

word image 31607 7

II. Gợi ý cách lập sơ đồ tư duy chương 4 vật lý 10

Sơ đồ tư duy chương 4 vật Lý 10 là phương pháp ghi chú thông minh mà các em cần áp dụng. Theo đó, chúng ta cần sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh sinh động. Việc này sẽ giúp cho não bộ nhanh chóng tiếp cận, ghi nhớ lâu dài cũng như lưu trữ hiệu quả.

1. Cách vẽ sơ đồ tư duy đủ ý, khoa học

Sơ đồ tư duy Vật Lý 10 chương 4 không chỉ giúp học sinh ghi nhớ theo một trình tự nhất định mà còn dễ dàng liên hệ các dữ kiện với nhau, kích thích trí sáng tạo. Như vậy, mỗi cá nhân nhanh chóng tìm thấy hứng thú, tiết kiệm thời gian ghi chép dày đặc các nội dung.

Sơ đồ tư duy cần phải có từ khoá, chủ đề chính trình bày ở vị trí trung tâm. Tiếp đến, các nhánh nhỏ chỉ các nội dung, hình ảnh phát triển ra xung quanh. Ngoài ra, các em muốn tạo ra sơ đồ cây đẹp, dễ ghi nhớ đừng quên chèn thêm nhiều hình ảnh và biểu tượng.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng nội dung chính của sơ đồ tư duy chính là kiến thức. Vì thế, các em tránh dùng nhiều kí tự sẽ gây cảm giác rối mắt, khó tập trung. Điều này cũng vô tình khiến chúng ta cảm thấy chán nản, kém hứng thú khi học.

Trước khi bắt tay vào việc vẽ sơ đồ tư duy chương 4 Vật Lý 10 bạn cần ôn lại toàn bộ nội dung quan trọng. Đồng thời, bạn hãy áp dụng ngay từng bước dưới đây để hệ thống kiến thức đầy đủ, chi tiết nhất:

1.1 Bước 1: Xác định rõ chủ đề của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy chú trọng vào chương 4 các định luật bảo toàn. Vì thế, các em hãy vẽ chủ đề này ở vị trí trung tâm sau đó vẽ vòng bao xung quanh. Muốn làm nổi bật, đừng quên sử dụng màu hoặc hình ảnh rõ nét. Nếu muốn truyền đạt dưới dạng từ khoá thì cần vẽ lớn, ngắn gọn, viết cỡ chữ to.

1.2. Bước 2: Vẽ mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính

Bạn hãy tìm kiếm các ý quan trọng trong chủ đề chính. Sau đó, ta tiến hành vẽ các đường phân nhánh xuất phát từ trung tâm nối với từng ý.

1.3. Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy bằng viết mở rộng các nhánh nội dung

Từ mỗi ý lớn xây dựng được, ta tiếp tục vẽ các nhánh tới ý phụ bổ sung cho ý đó. Đồng thời, đừng quên mở rộng các phân nhánh chi tiết cho từng ý phụ. Các em cứ tiếp tục phát triển sao cho đạt được mức độ chi tiết nhất.

1.4. Bước 4: Thiết lập thêm các hình minh hoạ và hoàn thiện sơ đồ

Đây là phân ai cũng yêu thích, các em hãy tự do thêm các màu sắc, hình minh hoạ. Qua đó, chúng ta sẽ có được sơ đồ tư duy chương 4 Vật Lý 10 bắt mắt, dễ hiểu.

2. Các mẫu sơ đồ tư duy

Nếu chưa biết vẽ sơ đồ tư duy chương 4 Vật Lý 10 như thế nào các em có thể tham khảo các mẫu dưới đây:

Mẫu 1:

word image 31607 8

Mẫu 2:

word image 31607 9

Mẫu 3:

word image 31607 10

Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu kỹ về sơ đồ tư duy chương 4 Vật Lý 10 thông qua bài viết trên đây. Kiến hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ trợ giúp đắc lực cho các em trong quá trình ôn luyện.

Các em cần thêm bất cứ trợ giúp nào khác về lĩnh vực học tập hãy kết nối với Kiến Guru ngay hôm nay.

Chúc các em luôn học tập thật tốt.