Cây lá cẩm hay còn gọi là lá cẩm tím là một loài thực vật có hoa thuộc họ Ô rô phân bố nhiều tại vùng Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Đài Loan. Lá cẩm có tính mát, vị ngọt. Đây là loại cây cho màu thực phẩm tự nhiên vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Lá được sử dụng để tạo màu cho các món ăn như xôi, chè, bánh… Vì là một loại lá dễ dùng và an toàn cho thực phẩm nên chúng rất được chuộng trồng tại vườn nhà. Làm thế nào để bảo quản tốt nhất nước lá cẩm? Hãy cùng ghiền nấu ăn tìm hiểu cách bảo quản nước lá cẩm nhé!
1. Nước lá cẩm là gì?
Nước lá cẩm là loại nước được chiết xuất từ cây lá cẩm theo một cách thủ công nhất là đun lá cẩm với nước để cây tiết ra hết màu, thời gian đun càng lâu thì màu của nước lá cẩm càng đậm. Bên cạnh đó hiện nay một số gia đình không có thời gian để đun nước lá cẩm thì có thể mua bột lá cẩm đã được đóng gói sẵn về pha với nước để được màu như ý.
2. Cách chọn mua lá cẩm tươi ngon
Bạn nên chọn mua lá cẩm tươi khi lá cẩm không có dấu hiệu bị hư, hỏng, lá không bị úa vàng hay bị sâu. Nên mua bột lá cẩm ở những cơ sở sản xuất uy tín có kiểm định chất lượng. Để phần nước lá cẩm có màu đẹp nhất thì nên chọn mua lá cẩm tươi hoặc bột lá cẩm để sử dụng.
3. Cách bảo quản nước lá cẩm
Để nước lá cẩm có thể dùng lâu Ghiền nấu ăn sẽ gợi ý cho bạn những cách để bảo quản để có thể giữ được hương vị cũng như màu sắc đẹp nhất nhé.
Cách 1: Bảo quản trong tủ lạnh
Sau khi đun sôi lá cẩm thu được nước, bạn phải đợi cho nước thật nguội, rồi cho vào hủ thủy tinh đã chuẩn bị trước và đã được sát trùng thật kỹ. Cho hộp thủy tinh vào ngăn đông của tủ lạnh. Đến khi dùng thì lấy ra, rã đông, đun lại và sử dụng. Cách này giúp giữ được lâu hơn và đỡ tốn công nấu nhiều lần.
Cách 2: Bảo quản lá cẩm tươi
Bên cạnh việc đun sôi lá cẩm để lấy nước rồi bảo quản trong ngăn đông thì chúng ta có thể bảo quản lá cẩm tươi. Lá cẩm còn tươi khi chưa cần dùng đến thì nên bọc 1 lớp giấy bên ngoài và để trong ngăn mát. Cách này giúp bảo quản được khoảng 5 – 10 ngày.
Cách 3: Bảo quản lá cẩm dưới dạng bột
Để có thể bảo quản lâu hơn thì chúng ta có thể chế biến nước lá cẩm thành dạng bột để làm ra những món ăn đa dạng và hấp dẫn một cách nhanh chóng và tiện lợi. Lá cẩm sau khi mua về sẽ được rửa sạch rồi đem đi sấy khô. Sau khi được thành phẩm lá khô sẽ được đem đi nghiền nát thành dạng bột, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Với những cách bảo quản trên, lá cẩm không những bảo quản được lâu mà đây là cách giữ được màu sắc của lá cẩm đẹp nhất.
4. Các món ăn từ nước lá cẩm
Xôi lá cẩm đậu xanh
Vo sạch đậu xanh, ngâm nước nóng khoảng 2h. Lá cẩm tím rửa sạch đun trên lửa nhỏ để lá cẩm ra hết màu sau đó vớt bỏ phần lá giữ lại nước. Vo sạch gạo nếp, ngâm với nước lạnh từ 5 – 6h, ngâm với nước nóng 2 – 3h. Gạo ngâm đủ thời gian vớt ráo, xóc với một chút muối chờ trong 5 phút. Cho gạo nếp vào nồi cơm điện nấu cùng với nước lá cẩm. Sau khi gạo nấu chín cho thêm nước cốt dừa, đảo đều và bật nút nấu lại. Đậu xanh ngâm nở đem vo sạch rồi cho vào nồi nấu cùng một chút muối. Nấu nhỏ lửa, hớt sạch bọt, đậu chính dùng chày nghiền nhuyễn. Cho đậu xanh nghiền nhuyễn vào chảo, thêm chút dầu ăn, đường, nước cốt dừa, tiến hành khuấy đều cho tan. Sên đến khi đầu dẻo sánh thì tắt bếp chờ nguội. Xới xôi ra đĩa cho nguội, cho lớp đậu xanh lên trên.
Bánh trôi nước lá cẩm
Thay vì trộn bột nếp với nước như thông thường để cho ra những viên trôi trẳng trẻo thì chúng ta sẽ trộn phần bột bánh trôi với nước lá cẩm để viên trôi có màu tím đẹp mắt hơn. Lá cẩm sau khi được rửa sạch sẽ được đun trên lửa nhỏ để lá cẩm ra hết màu sau đó vớt bỏ phần lá giữ lại nước. Sau khi nước lá cẩm đã nguội sẽ được trộn cùng bột nếp, tiếp theo phần bột đó sẽ được vo thành những viên tròn có thêm đậu xanh đã sên vào giữa ăn cùng với một chút nước đường vậy là món bánh trôi lá cẩm đã được hoàn thành.
Mứt dừa lá cẩm
Mứt là một món ăn không thể thiếu trên mâm bánh kẹo ngày tết, để mâm bánh kẹo ngày tết thêm phần đa sắc thì đĩa mứt dừa màu tím sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Với lá cẩm, sau khi mua về bạn rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt lá rồi đun sôi. Vớt bỏ xác thân và lá, tiếp đến là cho nồi nước lên bếp và đun cho đến khi nồi nước này cô đặc lại. Dừa mua về bạn nạo sợi rồi đem rửa sạch để loại bỏ phần dầu dừa, vớt dừa nạo ra để ráo. Tiếp theo bạn cho mứt dừa và đường ra tô và trộn đều, sau đó cho 2-3 cafe nước cốt lá cẩm vào trộn đều lại lần nữa, ướp mứt dừa 2-3h cho ngấm và lên màu. Bắc chảo lên bếp rồi cho mứt dừa vào sên, lúc này bạn chắt 1/2 lượng nước trong chảo ra chén để riêng và chỉ sên với lượng nước còn lại. Bật bếp và đun đến khi nước trong chảo sôi thì hạ nhỏ lửa xuống và sên đến khi phần nước dừa này gần cạn, cho phần nước dừa đã chắt ở thao tác đầu vào và tiếp tục thực hiện. Đến khi lượng nước lần 2 này cho vào sắp cạn, bạn cho sữa đặc vào và đảo đều tay. Ở bước này bạn cần đảo nhanh nhé để tránh mứt bị cháy. Mứt dừa được là khi bạn bạn thấy lớp đường kết tinh trên mứt, bạn cho mứt ra mâm, để nguội.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, bạn đã nắm trong tay bí quyết bảo quản nước lá cẩm giữ được nguyên màu sắc và hương vị sẵn sàng cho các món ăn ngon được chế biến đa dạng từ nước lá cẩm rồi, Ghiền nấu ăn hi vọng đã chia sẻ được cho bạn những bài viết hữu ích.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!