Thú cưng không thể tránh khỏi nhiều lúc mắc bệnh. Khi chú chó đáng yêu bị bệnh thì bạn cần có những kiến thức cơ bản về cách chữa cho mấy em. Không phải cứ phải là bác sĩ thú y thì mới có thể chích thuốc được cho chó mèo. Có rất nhiều lý do để Sen chọn tự tiêm chích cho em chó tại nhà, Vd: như giới hạn về về kinh tế, địa lý,v.v.. cụ thể như nơi ở của ta cách xa phòng khám thú y, ta nên chở chó đến thú y khám một đến vài lần. Sau đó nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc về điều trị cho chó tại nhà. Nếu bạn nắm rõ cách tiêm chích cho em chó , dạn tay và tự tin tiêm thì không có vấn đề gì nếu chỉ tiêm các thuốc đơn giản khi chó mèo bị bệnh nhẹ, hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà chó mèo cần phải được tiêm thuốc ngay.
Cuốn sách rất hữu ích cho Sen , người chăn nuôi,bác sĩ thú y:
Hướng dẫn cách tiêm thuốc tiêm vacxin cho chó mèo, heo,bò,gà nhiều con vật nuôi khác nhau và thú cưng
Chỉ rõ các đường tiêm thuốc tiêm vacxin cho chó mèo, heo,bò,gà nhiều con vật nuôi khác nhau và thú cưng
Link download miễn phí nhé: https://drive.google.com/open?id=0B0REGJpB7bDZSXl1VGpLUmhmT3M
Sưu tầm : Bác sĩ thú y
Chúc bạn thành công.
Theo dõi website: BACSITHUY.COM.VN để cập nhập tài liệu
Các bước tiêm cho em chó ( Lưu ý: 1cc = 1ml )
1. Lựa chọn kim tiêm phù hợp với cân nặng em chó và liều lượng thuốc chích.
Nếu em chó của Sen dưới 2 kg thì ta sẽ sử dụng kim tiêm 1cc. Bởi vì lượng thuốc chích cũng sẽ không đến 1cc. Và mũi kim này rất nhỏ, khi tiêm cho chó sẽ ít đau.
Nếu em chó lớn hơn, nặng khoảng 2kg đến 4kg thì Sen có thể dùng kim tiêm 1cc hoặc 3cc. Tùy vào lượng thuốc mà Sen tiêm phù hợp. Nếu lượng thuốc dưới 1cc thì Sen nên dùng kim tiêm 1cc. Còn nếu lượng thuốc lớn hơn 1 cc thì Sen bắt buộc phải dùng kim tiêm 3cc.
Nếu chó nặng khoảng trên 4kg thì Sen sẽ dùng kim tiêm 3cc hoặc 5cc. Tùy vào lượng thuốc tiêm để chọn kim tiêm phù hợp với em chó.
Kim tiêm bạn có thể mua ở các tiệm thuốc tây rất dễ dàng. Ra bảo người ta bán cho cây kim 1cc, 3cc, hay 5cc gì đó.Nếu ta muốn mua loại kim tiêm nào thì người ta sẽ bán cho loại đó.
2. Cách cầm kim tiêm đúng khi tiêm cho em chó
Bước 1: Khi tiêm cho em chó, ta cần phải cầm chắc cây kim tiêm.
Bước 2: Mũi hở đầu kim phải hướng lên trên. Không úp mũi hở đầu kim xuống khi chích, vì như vậy thuốc bơm từ ống chích sẽ nghẹt không bơm vào được. Lúc này, ống chích bơm rất cứng, cố bơm sẽ làm em chó đau giãy gãy kim hoặc xịt thuốc ra ngoài.
Lưu ý: Khi Sen rút thuốc vào ống tiêm, ta phải đẩy thuốc lên trên hết. Không nên để chừa bất kì khoảng trống nào ở đầu ống tiêm. Đồng thời ta nên búng nhẹ vào ống tiêm để loại bỏ bọt khí trong ống tiêm.
3. Cần giữ chó chắc chắn khi tiêm cho em chó
Cần giữ chó chắc chắn khi tiêm vì khi tiêm cho em chó, chó của Sen có thể bị hoảng hoặc bị đau.Khi tiêm cần ít nhất hai người , một người giữ chó và một người tiêm cho chó. Nếu như chó của bạn bị bệnh quá nặng nên cơ thể yếu hoặc không có cảm giác đau thì mới cần 1 người vừa tiêm vừa giữ.
Cách 1: Để tiêm cho chó, ta sẽ dùng 1 tay túm nhẹ ở gáy chó. Tay còn lại sẽ ôm giữ chó. Đồng thời tay sẽ gãi gãi cho chó và nói chuyện với nó để nó sẽ không để ý đến kim tiêm. Chúng ta nên giữ chó một cách nhẹ nhàng, không nên giữ quá mạnh. Vì khi đó em chó sẽ phản ứng lại.
Cách 2: Hoặc ta sẽ dùng 2 tay đặt vào nách hai chân trước của chó. Sau đó bế bổng chó lên, không để chân sau chạm đất. Hoặc cũng có thể cho chó đứng bằng 2 chân sau rồi ôm nhẹ chó vào lòng hay đặt lên đùi. Rồi sau đó ta bắt đầu mới tiêm cho chó.
Một lưu ý : Khi tiêm cho em chó là ta phải đeo rọ mõm cho chó. Nó sẽ giúp an toàn cho người tiêm và cho cả chính em chó.
4. Gồm 5 đường tiêm cho em chó và ký hiệu đường tiêm Sen cần biết
Tùy theo thuốc chích mà nhà sản xuất sẽ quy định thuốc đó sẽ được chích theo đường tiêm nào. Nên điều đầu tiên khi chích thuốc, người yêu thú cưng cần phải đọc kỹ hướng dẫn hoặc đọc hiểu ký hiệu đường tiêm quy định trên ống thuốc/chai/lọ.
Đường tiêm 1: Cách tiêm bắp cho chó
Đường tiêm này tiêm sẽ tương đối khó đối với người yêu chó khi chưa tiêm bao giò, nếu Sen nào nhát tay thì sẽ rất khó thực hiện được. Tuy nhiên nếu như không xác định được chính xác chỗ tiêm thì sẽ tiêm nhầm. Nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho em chó .
Cách tiêm:
Đối với chó thường thì tiêm ở bắp chân hoặc ở hai bên sống lưng chó. Và tiêm ở bắp sẽ đau buốt hơn so với tiêm ở dưới da.
Để tiêm vào bắp, ta sẽ chích ở bắp đùi chân chó hoặc cơ lưng ở 2 bên của em chó. Sau đó đâm thẳng mũi tiêm xuống. Vị trí này hơi khó tiêm và khó hình dung. Nên nếu ta nhát tay hoặc ít kiến thức hiểu biết thì nên đưa chó đến bác sĩ thú y.
Không nên tiêm vào gân, xương của em chó vì sẽ gây ra tê liệt chân chó. Với những chú chó nhìn mập mạp thì tiêm dễ hơn. Vì chúng có nhiều thịt nên đâm vào không sợ trúng gân xương. Nhưng với những em chó gầy thì ta nên cẩn thận hơn hoặc đưa chó đến phòng khám thú y để được bác sĩ tiêm.
Cách tiêm ven cho chó
Tiêm ở ven ( tĩnh mạch) là một đường tiêm cực kì khó. Và nếu không có bác sĩ thú y hướng dẫn thì ta không nên tiêm cho chó. Muốn tiêm ở ven cho chó thì điều cần thiết là xác định được tĩnh mạch của chó. Sau đó ta mới tiến hành tiêm ven cho chó.
Cách tiêm:
Đầu tiên Sen phải xác định được tĩnh mạch của chú chó (đây là bước quan trọng). Sau đó, Sen tiến hành tiêm vào tĩnh mạch. Thường bác sĩ thú y hay lấy ven ở 4 chân của chó mèo. Do tiêm tĩnh mạch có phần khó khăn hơn, chó mèo sẽ bị đau, nên bạn phải thật cẩn thận đâm kim đúng và xuôi theo chiều tĩnh mạch. Nếu lệch, tĩnh mạch của chó mèo sẽ bị vỡ và sưng đỏ lên, lúc này bạn sẽ không lấy ven tiếp ở chỗ đó nữa mà phải đổi qua lấy ven ở chân khác.
Tiêm tĩnh mạch hay lấy ven ở chó mèo cũng như lấy ven ở người vậy (như vô nước biển, lấy máu). Đến Sen còn sợ thì Boss cũng thế. Đối với các ca phải vô tĩnh mạch thì bệnh cũng không nhẹ rồi, khuyên Sen nên mang em chó ra phong khám thú y sẽ tốt hơn.
Thông thường bác sĩ sẽ lấy ven ở bốn chân của chú chó. Do tiêm ở ven sẽ khó khăn nên chó thường bị đau. Chính vì vậy ta cần cẩn thận để đâm kim tiêm đúng và theo chiều hướng xuôi của tĩnh mạch. Nếu ta tiêm lệch thì tĩnh mạch chỗ đó sẽ bị vỡ và gây sưng đỏ lên. Và ta sẽ không được tiêm chỗ đó nữa và phải lấy ven chỗ khác.
Đối với tiêm ở ven thì chắc chắn chó của bạn bệnh đã nặng. Chính vì vậy ta nên đưa chó đến bệnh viện thú y để được kiểm tra và được tiêm đúng cách.
Tiêm cho chó ở dưới da
Tiêm ở khu vực dưới da chó là đường tiêm dễ nhất. Đồng thời đây cũng là đường tiêm đa số trên chó. Đa số những người nuôi chó thường tiêm cho chó ở dưới da. Và cách tiêm cũng rất đơn giản nên không cần lo lắng quá nhiều về đường tiêm này
Để tiêm dưới da cho chó, ta nên kéo lớp da ở bên hông chó hoặc ở bên sống lưng của chó. Sau đó ta đâm kim vào khoảng giữa 2 lớp da và cách khoảng góc 45 độ.
Sau khi tiêm xong, ta nên vỗ vỗ vào chỗ vừa tiêm thật nhẹ để thuốc có thể tan ra dễ dàng. Chúng ta không nên đâm hết cả mũi kim vào da. Chỉ cần qua lỗ hở đầu kim vào da của em chó là được.
Đôi khi ta tiêm cho chú chó sẽ thấy máu chảy ra. Đó là bởi vì ta đã đâm trúng mạch máu của chó. Da chó có rất nhiều mạch máu nhỏ nên lúc tiêm không tránh khỏi đâm trúng mạch máu. Nhưng điều đó không quá lo lắng.Ta nên dùng bông thấm và vệ sinh chỗ vừa tiêm cho chó là được.
Sau khi cho chó uống thuốc xong ta nên rửa ống tiêm sạch sẽ để dùng cho lần sau.
Trên đây là các cách tiêm cho chó và cho chó uống thuốc cơ bản. Cùng với đó là một số lưu ý nhỏ khi thực hiện. Chúng tôi hi vọng rằng những kiến thức trên sẽ rất bổ ích và giúp bạn rất nhiều trong quá trình nuôi chó. Bạn có thể truy cập vào trang sieupet.com để biết thêm nhiều thông tin về chó hơn nữa nhé.
—————
Clip bác sĩ thú y về cách tiêm dưới da cho chó và tiêm vacxin cho chó :
Video cách tiêm dưới da cho em chó
Tags: cách tiêm kháng sinh cho chó, phụ kiện thú cưng, cách tiêm thuốc ve chó, chó mấy tháng thì tiêm phòng dại, cách tiêm thuốc kích đẻ cho chó, tiêm phòng 7 bệnh cho chó gồm bệnh gì, phụ kiên cho chó, tiêm phòng dại cho chó có tác dụng bao lâu, tiêm vacxin cho chó ở đâu, chó bị sưng sau khi tiêm, thú cưng, phụ kiện chó mèo, tự tiêm cho chó, pet plaza, vị trí tiêm bắp cho chó, cách tiêm thuốc kích đẻ cho chó, tiêm chó con, tiêm cho chó bao nhiêu tiền, cách tiêm thuốc 7 bệnh cho chó, tiêm phòng vắcxin cho chó, tiêm phòng 7 bệnh cho chó gồm bệnh gì, cách phòng bệnh cho chó, cách tiêm kháng sinh cho chó, cách tiêm bắp cho chó, tiêm thuốc bổ cho chó,tiêm thuốc ve chó, giá tiêm phòng cho chó,cách chăm sóc chó sau khi tiêm phòng, thuốc tiêm cho chó không đẻ. vị trí tiêm bắp cho chó, cách tiêm thuốc cho chó,
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!