- Cách gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới
- Nghi thức đám hỏi truyền thống
- Lưu ý khi tổ chức đám hỏi
Chào Ngoisao.net, tụi em định tổ chức lễ cưới vào tháng 1/2014 nhưng em không biết cách thức như thế nào. Vì nhà trai ở Nghệ An, còn nhà gái ở Đồng Nai. Cả hai chúng em lại sống và làm việc tại Sài Gòn. Hầu hết bạn học, đồng nghiệp của hai đứa cũng ở Sài Gòn.
Chúng em định gộp lại làm lễ chung một lần và đãi tiệc chung một ngày luôn (tại gia đình nhà gái ở Đồng Nai, tất cả bạn bè đều mời về đây). Em nghe nói lễ này gọi là lễ tuyên hôn nhưng thực sự cũng không rõ là như vậy thì có phải làm lễ ăn hỏi không?
Nhờ Ngoisao.net tư vấn giúp em cách thức và trình tự các lễ nếu hai nhà gộp lại nhưng lại tổ chức ở nhà gái (vì nhà trai ở quá xa). Việc đãi tiệc và mời khách thực hiện vào lúc nào? Em bối rối quá. Rất mong nhận được hồi âm. (Phan Phương)
Gợi ý cho bạn: Xưa kia, cuộc hôn nhân có sáu lễ: Sỉ diện, vấn danh, nạp kiết, nạp tài, thỉnh kỳ, nghinh hôn. Về sau còn lại ba lễ: Sơ khở đăng khoa (lễ nói), Đại đăng khoa (lễ hỏi), tiểu đăng khoa (lễ cưới). Trong hoàn cảnh như trên, chủ hôn đôi bên thống nhất tổ chức cuộc hôn nhân cho con mình một nghi lễ gọi là “Lễ tuyên hôn” hay con gọi tuyên bố hôn nhân. Về trình tự tổ chức lễ tuyên hôn, hai bên gia đình cần thống nhất và thực hiện theo các bước sau:
1. Những việc cần thống nhất: Chủ hôn đôi bên thông qua ngày giờ, hội đồng gia tộc, khách mời, ăn mặc, phương tiện đi lại, nghi lễ, phẩm vật, tài vật (quà tặng cho cô dâu chú rể), lễ gia tiên, địa điểm…
2. Chương trình lễ tuyên hôn:
– Họ nhà trai đến nhà gái với thành phần bao gồm: Chủ hôn, ông bà nội, ngoại (hội đồng gia tộc), chú rể, chú, bác, cô, cậu… Tổng số là số lẻ, vào nhà gái không quan trọng về giờ giấc, có thể có những mâm quả và số nữ trang cho cô dâu chú rể. Khi đến nhà gái người đại diện phụ trách hành lễ.
– Thông báo mục đích, ý nghĩa của lễ tuyên hôn và xin phép vì đường xá xa xôi nên hai bên gia đình chấp thuận cho đôi trẻ thành hôn và tổ chức lễ cưới theo cách đơn giản, gọn nhẹ.
– Cha mẹ bên nhà trai tặng quà cho cô dâu chú rể (nếu có).
– Dâng vật phẩm: Chủ hôn bên trai xin phép nhà gái cho kính dâng: Quả bánh – quả trái cây và quả trà rượu (nếu có) lên ban thờ gia tiên.
– Lễ gia tiên.
– Tặng quà: Chủ hôn nhà gái tặng quà (của hồi môn), mời thân tộc tặng quà…
– Tuyên bố lễ tuyên hôn.
– Đưa dâu hoặc đón dâu (trong trường hợp của bạn là tổ chức đãi tiệc).
Góc Tư vấn nhanh là nơi các độc giả chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm quý báu về cách tổ chức đám cưới hay những vấn đề phát sinh khi chuẩn bị cho ngày trọng đại. Mời độc giả gửi ý kiến tư vấn dưới bài viết. * Độc giả muốn được tư vấn nhanh các vấn đề về đám cưới, vui lòng gửi câu hỏi đến địa chỉ: cuoihoi@ngoisao.vnexpress.net.
Ban biên tập
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!