Dưới sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường, các loại sản phẩm/dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cũng như khó phân biệt sự khác nhau giữa các nhãn hiệu có cùng sản phẩm. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược định vị thương hiệu mạnh mẽ. Vậy định vị thị trường là gì? Tại sao cần định vị thị trường? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé
Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường là thiết kế một sản phẩm có các đặc điểm, đặc tính khác biệt so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh và tạo ra cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng.
Hay bạn có thể hiểu định vị thị trường là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Theo đó vị trí của sản phẩm trên thị trường chính là mức độ sản phẩm được người tiêu dùng nhìn nhận nó ở tầm cỡ nào, hay chiếm vị trí nào trong tâm trí của khách hàng so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Tại sao doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu và định vị thương hiệu sẽ mang lại những gì?
Ghi dấu khác biệt với thị trường
Trong thời đại kinh tế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp phải vật lộn để cạnh tranh cùng rất nhiều đối thủ kinh doanh không chỉ trong nước mà cả trên toàn cầu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đưa ra một giải pháp duy nhất có thể giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc cung cấp những trải nghiệm ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường; thì định vị thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông bằng cách làm cho khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt thế nào.
Dễ dàng đến với khách hàng mục tiêu
Vị trí thương hiệu rõ ràng cho phép doanh nghiệp dễ dàng hơn trong giao tiếp và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Thay vì mỗi ngày phải chi hàng núi tiền cho các chiến dịch marketing và những tin nhắn bán hàng tới phần lớn những người không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tới gần hơn với khách hàng tiềm năng.
Thay vì hét vào một căn phòng trống hoặc đám đông không quan tâm đến bạn, định vị thương hiệu giúp lời nói của bạn được lắng nghe bởi những người thật sự quan tâm.
Thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định
Khách hàng luôn muốn có những quyết định dễ dàng. Chẳng ai muốn sau những công việc thường ngày tất bật lại phải tiếp tục ngồi sàng lọc 30 lựa chọn để tìm ra và chọn ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp với bản thân.
Sâu trong lòng khách hàng thật sự muốn có một nhãn hàng nào đó có thể làm cho họ tin tưởng ngay và ra quyết định mua hàng. Định vị thương hiệu sẽ giúp kích hoạt phản ứng cảm xúc này từ đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Thương hiệu càng được định vị mạnh mẽ thì tỷ lệ “say yes” nhanh chóng của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ càng cao.
Bám rễ trong lòng khách hàng
Định vị thương hiệu là một chiến lược đầu tư lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp dần dần bám rễ trong tâm trí khách hàng.
Thương hiệu được định vị càng tồn tại trong thời gian dài thì sẽ càng trở nên bền vững trong lòng khách hàng. Giống như khi nhắc đến cà phê Việt Nam thì người ta sẽ nhớ tới Cà phê Trung Nguyên; hay đến thương hiệu sữa Việt Nam sẽ là Vinamilk, TH Truemilk …
Một khi thương hiệu của doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc và thân thiện với khách hàng, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và trung thành với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Cho phép doanh nghiệp cạnh tranh về giá trị (không phải giá cả)
Cho dù sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ hàng ngày bởi thị trường đại chúng hay đặc biệt xa xỉ, Định vị thương hiệu mang đến sự nhân thức rõ ràng về giá trị cụ thể của doanh nghiệp . Đó là những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng, làm thế nào mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ tốt nhất và làm thế nào mà các lựa chọn thay thế được cung cấp bởi các đối thủ cạnh tranh là không đủ.
Không có Định vị thương hiệu, doanh nghiệp sẽ không có gì để cung cấp ngoài sự mơ hồ. Không khách hàng nào muốn lựa chọn sự mơ hồ.
Giá trị vật chất
Không chỉ là chất xúc tác đem về cho doanh nghiệp rất nhiều doanh thu. Bản thân thương hiệu cũng có thể quy đổi ra giá trị vật chất khổng lồ. Có những doanh nghiệp mà chỉ cái tên thương hiệu thôi cũng có thể có giá hàng chục tỷ USD. Các thương vụ kinh doanh nhượng quyền thương hiệu luôn là những thương vụ làm ăn nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao cho các thương hiệu nổi tiếng. Điển hình như: Starbucks, KFC, McDonald’s…
Là nền tảng để phát triển doanh nghiệp trong tương lai
Một thương hiệu có thể sở hữu rất nhiều nhãn hàng khác nhau. Khi đã có một thương hiệu thành công trong tay, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phát triển thêm nhiều sản phẩm khác cho doanh nghiệp dựa trên thương hiệu ấy.
Những sản phẩm được phát triển dưới một thương hiệu thành công luôn được dễ dàng đón nhận và được đảm bảo về kết quả hơn cả. Samsung hiện nay là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về smartphone; ngoài ra Samsung cũng còn kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác. Bằng cảm nhận của một khách hàng bình thường, chắc hẳn cái tên Samsung sẽ đem lại cho bạn sự tin tưởng về chất lượng và dịch vụ chứ?
Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng tại Thốt Nốt, Cần Thơ
Các bước để tạo chiến lược định vị thị trường hiệu quả
Theo các chuyên gia kinh tế thì quy trình để tạo chiến lược định vị thị trường hiệu quả là chia nhỏ quy trình thành các bước để giữ cho khái niệm trở nên đơn giản hết sức có thể.
Thế nhưng bạn phải nhớ rằng, việc chia nhỏ quy trình, các bước như vậy không đồng nghĩa với việc thực hiện sẽ trở nên dễ dàng. Mà nó cần có sự rõ ràng và niềm tin để tuân theo đúng quy trình đã đề ra. Và niềm tin của tổ chức sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho những bước tiến tiếp theo.
Bước 1. Phác thảo một tuyên ngôn định vị:
Ở bước này sẽ có 4 câu hỏi đơn giản được đặt ra giúp mang lại tập hợp những thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng riêng mà bạn đã xác định nó cho công ty. Gồm có:
- Bạn là ai với tư cách là một thương hiệu và bạn đang đại diện cho cái gì?
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ cần gì, muốn gì?
- Làm thế nào để bạn trở thành một nhà cung ứng tin cậy cho những mong muốn, nhu cầu đó?
- Đối thủ cạnh tranh là ai và bạn có điểm gì khác họ?
Một tuyên ngôn định vị chính là kết quả của việc “cắm” những thông tin đó vào một hệ thống cơ bản và có công thức .
Bước 2. So sánh và đối chiếu để xác định nét độc đáo riêng:
Với sự khác biệt giữa chiến lược tin nhắn cùng các kênh truyền thông của riêng bạn so với các đối thủ cạnh tranh sẽ tiết lộ các lỗ hổng trên thị trường mà thông điệp định vị của bạn cần phải nhắm đến.
Chính vì vậy, bạn nên so sánh và đối chiếu để xác định được nét độc đáo riêng của mình từ đó tạo nên lợi thế cho mình.
Bước 3. Phân tích đối thủ:
Phân tích đối thủ là cách giúp bạn xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp đối thủ so với mình. Hiểu được sự khác biệt này được xem là mấu chốt để giúp bạn tìm ra khoảng trống có thể được lấp đầy trên thị trường.
Bước 4. Xác định vị thế hiện tại của doanh nghiệp:
Xác định vị thế hiện tại trên thị trường của doanh nghiệp/ sản phẩm của bạn là một phần vô cùng quan trọng. Đơn giản là vì bạn phải thật sự hiểu được vị thế, vị trí của mình trên thị trường thì mới có thể đưa ra được các phương án cạnh tranh thích hợp nhất.
Bước 5. Phân tích định vị của đối thủ cạnh tranh:
Vì sao bạn cần phải phân tích định vị đối thủ cạnh tranh? Bởi việc này sẽ xác định các điều kiện thị trường làm ảnh hưởng đến sức mạnh của các đối thủ như thế nào.
Bước 6. Xây dựng một ý tưởng định vị độc đáo:
Sau khi đã có được những dữ liệu phân tích rồi bạn cần xây dựng một ý tưởng với các câu hỏi như “bạn là ai” và ”ai là đối tượng của bạn?”. Từ một ý tưởng hay và chính xác bạn sẽ có một chiến lược định vị thị trường hiệu quả.
Bước 7. Kiểm tra tính hiệu quả của vị thế thương hiệu:
Bạn sẽ kiểm tra bằng cách: Thu thập dữ liệu định tính, định lượng, thường là được xác định bởi các bước ở trên. Tuy nhiên, cũng có thể bao gồm các việc tập trung vào các nhóm, phỏng vấn sâu, khảo sát, nghiên cứu nhân chủng học, thăm dò ý kiến…
Xem thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Bình Thủy, Cần Thơ
Hi vọng rằng với những thông tin mà Sieunhanh.com vừa chia sẻ đã giúp bạn đã hiểu rõ hơn về định vị thị trường là gì. Quan trọng hơn cả là cách để tạo chiến dịch định vị thị trường có hiệu quả và chất lượng. Chúc các bạn luôn thành công
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!