1. Năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch có vai trò gì?
Năng lực sở trường là những điểm mạnh, điểm tốt của ứng viên và mỗi người sẽ có năng lực sở trường khác nhau. Ví dụ, người này có thể mạnh về tính toán, người kia lại mạnh về giao tiếp… Mỗi người có một sở trường riêng nên khi viết trong sơ yếu lý lịch, các sở trường cũng có thể khác nhau.
Năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch chính là điểm mạnh trong sơ yếu lý lịch. Tuy chỉ có khoảng vài dòng cơ bản nhưng thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể nắm khái quát được các kỹ năng chính của bạn. Từ đó lựa chọn ra những ứng viên có kỹ năng, sở trường phù hợp với vị trí công việc.
Nhiều người nghĩ, sở trường chỉ cần có trong CV xin việc và đơn xin việc, đâu cần thiết có trong sơ yếu lý lịch. Nếu bạn cũng nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai lầm rồi nhé! Sở trường trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp nhà tuyển dụng biết rõ hơn về bạn, đây có thể xem là phần cứu cánh của bản thân ứng viên khi trình bày nội dung trong sơ yếu lý lịch.
Có thể bạn không có trình độ học vấn cao, chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng nếu bạn có sở trường hay điểm mạnh của bản thân thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn với một ánh nhìn khác. Bởi vậy, bạn cần biết cách đưa những sở trường phù hợp vào trong sơ yếu lý lịch của mình.
Tham khảo thêm: Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
2. Hướng dẫn cách viết năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch?
2.1. Làm thế nào để nhận ra sở trường và đưa vào sơ yếu lý lịch?
Trước khi viết các sở trường vào trong sơ yếu lý lịch, bạn cần biết được bản thân mình có những sở trường nào bằng cách thực hiện những cách như sau:
– Làm những bài trắc nghiệm về tính cách: Bạn có thể tìm kiếm các bài trắc nghiệm về tính cách trên internet, sau đó trả lời các câu hỏi để có thể khai thác, đào sâu các kỹ năng, phẩm chất của bản thân mình. Qua đó, bạn cũng có thể chọn ngành nghề phù hợp với tính cách của bản thân.
– Qua cảm nhận của bản thân: Khi bước vào đời, bất cứ ai cũng phải cảm nhận và khám phá năng lực của bản thân mình, dựa vào các thói quen, sở thích và năng khiếu trong công việc, cuộc sống hàng ngày hay học tập để phán đoán sở trường của bạn.
– Tham khảo từ những người quanh bạn: Đôi khi, tự nhìn nhận về sở trường của bản thân sẽ khá khó khăn, vì vậy bạn nên dựa vào lời nhận xét của bạn bè, đồng nghiệp để khái quát được tính cách của bản thân mình và đưa ra các kỹ năng, phẩm chất phù hợp vào sơ yếu lý lịch.
– Trải nghiệm nhiều hơn: Bạn cũng có thể phát hiện ra sở trường của bản thân bằng cách trải nghiệm nhiều hơn các hoạt động tình nguyện, tham gia hội nhóm hoặc các dự án của công ty để có thể đánh giá được sở trường của bản thân là gì.
2.2. Nên viết sở trường nào vào sơ yếu lý lịch?
Sau khi đã biết được sở trường của bản thân, bạn cũng không nên “bê” hết chúng vào sơ yếu lý lịch mà chỉ nên chắt lọc những kỹ năng, phẩm chất và sở trường cần thiết. Dựa theo ngành nghề mà bạn ứng tuyển và yêu của nhà tuyển dụng đưa ra, bạn hãy đưa vào đó những kỹ năng và sở trường phù hợp.
Chẳng hạn, nếu bạn ứng tuyển nhân viên bán hàng, bạn hãy đưa vào trong sơ yếu của mình các sở trường như: Kỹ năng giao tiếp, chịu áp lực công việc, kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng, ăn nói lưu loát và trôi chảy…
Còn nếu bạn ứng tuyển vào vị trí kế toán, bạn hãy đưa vào các kỹ năng quan trọng và nhấn mạnh chúng như: Khả năng tính toán, khả năng nhanh nhạy, linh hoạt và có kỹ năng về tin học văn phòng…
Trường hợp bạn ứng tuyển vào các vị trí cần tính sáng tạo cao như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, bạn có thể đưa ra các sở trường như: Tính sáng tạo cao, kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế, linh hoạt, yêu thích hình ảnh và màu sắc, luôn lắng nghe và không ngừng học hỏi…
Tham khảo thêm: Trình độ tin học trong sơ yếu lý lịch
3. Một số năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch
Bạn có thể tham khảo một số sở trường dưới đây để viết được một sơ yếu lý lịch ấn tượng, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
3.1. Kỹ năng giao tiếp
Có thể nói rằng, hầu hết tất cả các ngành nghề đều cần phải có kỹ năng giao tiếp, gồm cả văn nói và văn viết. Bởi nếu công việc không yêu cầu bạn giao tiếp với khách hàng thì bạn cũng cần phải giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, do đó kỹ năng này cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Đặc biệt, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải gặp gỡ, trao đổi và tiếp xúc với khách hàng, đối tác thường xuyên thì đây chính là kỹ năng không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch.
3.2. Kỹ năng làm việc nhóm
Nhiều công việc bạn không thể hoàn thành 1 mình và lúc này, sự trợ giúp của đồng đội chính là “chìa khóa” giúp bạn thành công. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm các ứng viên có thể làm việc nhóm, làm việc theo đội, giúp công việc dễ dàng thành công hơn khi nhiều người cùng nhau giúp sức.
3.3. Trung thực
Trung thực cũng là một sở trường cần thiết và là yếu tố nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Trong công việc, các ứng viên trung thực sẽ luôn được cấp trên, đồng nghiệp quý mến, đặc biệt là trong các ngành nghề đòi hỏi sự chính xác và trung thực cao, ví dụ như kế toán. Do đó, đây là một đức tính cần có trong sơ yếu lý lịch của bạn.
3.4. Sự linh hoạt
Nhà tuyển dụng đặc biệt ưa thích các ứng viên dễ dàng làm quen với môi trường làm việc mới và linh hoạt trong mọi tình huống. Ứng viên cần phải thay đổi thói quen để có thể thích nghi, hòa nhập với môi trường mới. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách, cơ cấu hay các công việc theo thời gian, đòi hỏi các ứng viên phải có tính thích nghi cực kỳ cao.
3.5. Sự chính trực
Một công ty muốn thành công và phát triển lâu dài không thể thiếu những người chính trực. Tương tự với trung thực, chính trực chính là sống thật với bản thân mình và những người xung quanh, tự thừa nhận điểm yếu và sai lầm của họ, đồng thời kịp thời sửa chữa các sai lầm đó.
Dù khó có thể đánh giá, tính toán sự chính trực của một cá nhân nào đó qua lần đầu tiên gặp mặt, nhưng nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên qua các giấy tờ trong hồ sơ xin việc như sơ yếu lý lịch, CV xin việc và đơn xin việc. Vì vậy, bạn cần đưa ra những sở trường phù hợp nhất của bản thân vào trong sơ yếu lý lịch nhé!
Tham khảo thêm: Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được năng lực sở trường trong sơ yếu lý lịch và cách viết các năng lực sở trường để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trên thực tế, nhà tuyển dụng chỉ lướt nhanh qua hồ sơ xin việc của bạn, vì vậy bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng, phẩm chất và sở trường của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đưa ra những sở trường phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển nhé! Chúc bạn may mắn!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!